Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

HOA MUA TÍM - chương IX

I X
Qua bốn ngày hành quân cả đi xe ô tô, đi bộ, tốp văn công xung kích đã qua các điểm, các trạm giao liên, qua nhiều điểm giặc Mỹ bắn phá ác liệt. Nếu tính từ điểm dốc Bò Lăn Thanh Hoá trở vào, thì có biết bao những trọng điểm giặc Mỹ bắn phá suốt ngày đêm. Anh em trong tốp văn công xung kích đã vào chỉ huy sở của Đoàn Vinh Quang ở mặt trận B3, nơi cán bộ chiến sỹ đang trông chờ từng ngày từng giờ. Khi chỉ huy Đoàn Vinh Quang nhận được thông báo của Bộ Tư Lệnh mặt trận: Có đoàn văn công của một tỉnh khu vực Tây Bắc vào phục vụ cán bộ chiến sỹ ở mặt trận B3. ưu tiên cho Đoàn Vinh Quang được xem trước, các thủ trưởng trên sở chỉ huy Đoàn Vinh Quang liến hội ý. Ý kiến của Chính uỷ Sư đoàn đã nhất trí giao cho trung đoàn 66 đón tiếp doàn văn công thật chu tất và đảm bảo an toàn cho diễn viên, sẽ phục vụ cán bộ chiến sỹ trung đoàn luôn. Sau đó đưa đoàn đi biểu diễn tiếp các trung đoàn và tiểu đoàn trực thuộc, cuối cùng đoàn  mới về biễu diễn ở chỉ huy sở  Sư Đoàn.  Nhận nhiệm vụ của Chính uỷ Sư đoàn, lãnh đạo trung đoàn bộ đã cử Chủ nhiệm chính trị trung đoàn và hai đồng chí trong ban tác chiến đi dón đoàn văn công ở ngay cửa rừng.
Đêm nay, Đoàn văn công sẽ vượt phà Long Đại và tranh thủ hành quân để kịp đến cửa rừng, nơi có các đồng chí lãnh đạo, cùng bộ đội của đơn vị đón Đoàn vào biểu diễn đang ở đó. Cách bến phà Long Đại hai trạm giao liên, tất cả các thành viên trong đoàn đều tỏ ra hào hứng. Mỗi chặng đường hành quân đã để cho họ thấy đất nước ta hùng vĩ,đang chống trả quyết liệt với sự ác liệt của máy bay giặc Mỹ bắn phá. Không nơi nào  không có hố bom  máy bay giặc Mỹ thả xuống. Theo bộ đội ta trên đường ra vào cho biết, thì bến phà Long Đại là một trọng điểm chịu bom đạn nhiều nhất. Máy bay của giặc Mỹ hầu như suốt ngày bay trên bầu trời, khống chế cả một vùng, thả bom các loại xuống khu vực phà Long Đại ,các loại bom sát thương như bom phá, bom bi, và bom na pan, nhằm chặn bước hành quân của bộ đội ta. Chưa kể những lúc IL19 ném đạn khói báo cho máy bay đến bắn phá. Nhưng bộ đội ta,  vẫn hành quân bình thường. Diễn viên đoàn văn công  lý sự, là bộ đội đi được thì văn công cũng đi được, có sao đâu. Khi đến bến phà Long Đại thì văn công gặp một đơn vị bộ đội,  Gặp nhau, chào hỏi vui như  hội. Đúng là vui hội lập công thật, cùng một chí hướng,  vì  Miền Nam ruột thịt, vì giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc! Bước chân hành quân như sóng trào biển Đông,  tiến vào mặt trận. Bộ đội gặp văn công, cùng xuống thuyền, những chiếc thuyền đã đợi sẵn ở ngay bên bờ sông, phía trên và phía dưới bến phà. Bộ đội yêu cầu Trưởng đoàn văn công cho diễn viên của đoàn, ngồi chung thuyền với bộ đội cho vui vẻ, để bộ đội nghe văn công hát. Xặng ở nhà nhận nhiệm vụ là tốp phó, tốp xung kích của Đoàn, nhưng trên đường đi anh chị em trong đoàn quen gọi là phó đoàn. Xặng chủ động chia văn công làm ba tốp  mỗi tốp có diễn viên hát, có nhạc công đệm đàn. Thuyền vừa ra khổi bến, bộ đội ta yêu cầu văn công hát lên, cho át tiếng bom. Lòng sông không rộng nên các diễn viên tranh thủ hát cho bộ đội nghe ngay. Tiếng hát cùng tiếng của mái chèo,  tiếng sóng  làm cho tiếng hát hay thêm lên, trong đêm trăng mờ ảo. văn công cứ hát, bộ đội cứ nghe, mặc cho máy bay IL19 thả pháo sáng ngay trên đầu nguồn, để pháo sáng bay xuống khúc sông có bến phà. Thuyền vào đến bến, bộ đội và văn công lên bờ, tất cả mọi người đều quay lại nói:
- Chào các O dân quân đã chở thuyền cho chúng tôi sang sông thật dũng cảm và đáng yêu lắm.
- Này các O dân quân chở thuyền cho bọn anh ơi? Vì nhiệm vụ mà các anh phải đi, bọn anh hẹn: Ngày chiến thắng trở về, lại qua thuyền em chở như đêm hôm nay nhé!
- Vâng! Các anh đi hè. Chúc các anh tiêu diệt được nhiều giặc Mỹ xâm lược, khi quay về nhớ xuống thuyền của chúng em nhé.
Họ chào nhau, chúc nhau. Mà hai bên bờ sông như huyên náo lên. Các o dân quân quay mũi thuyền lại thật nhanh để đưa bộ đội sang bờ Nam con sông. Còn bộ đội ta đã lên bờ rồi tranh thủ hành quân ngay để đảm bảo an toàn.
Đoàn văn công chia tay bộ đội rồi về tập trung hành quân. Xặng kiểm tra quân số rồi cho anh chị em hành quân, tiếng ho to của bộ đội:
- Chúc các em văn công trình diễn hay vào nhé, bọn anh chờ các em ở tuyến trên nhé.
Trong đêm như vẫn thấy những chiếc mũ tai bèo, mũ cối vấy đoàn văn công, các diễn viên của đoàn cũng vẫy lại cho đến khi đoàn quân đi xa khuất vào khu rừng già ngay phía trước mặt.
Xặng đi đầu hàng quân còn chú Yến Nghi đi sau cùng. Tất cả các thành viên mỗi người một gậy trường sơn, ba lô vẫn còn nặng vì trọng lượng chưa rút  đi được bao nhiêu.
Trong đêm những tiếng hú của đàn Vượn tìm nhau, tiếng của những con bìm bịp kêu rất đều, bẩy tiếng rồi tắt hẳn, tiếng gió rừng nghe lao xao trên những ngọn cây cao trọc trời, tiếng bước chân của đoàn quân đi, tạo lên một thứ âm thanh, nghe như tiếng của lòng đất chuyển động. Đoàn đi được một giờ đồng hồ, theo con đường mòn bộ đội vừa đi, đến ngã ba của khu rừng già trước mặt thì có một giao liên, là cô gái nói tiếng Hà Tĩnh, đứng đó giơ tay yêu cầu đoàn dừng lại.
- Các đồng chí có phải là văn công không hè?
- Vâng! Chúng tôi là đoàn văn công từ miền Bắc vào.
-  Các đồng chí vào đơn vị mô?
Các diễn viên tranh thủ hạ ba lô ngồi xuống bên đường nghỉ để chờ Xặng làm việc với giao liên.
Xặng nói tiếp:
- Báo cáo đồng chí giao liên, theo lệnh của  tỉnh khi chúng tôi bắt đầu hành quân. Là vào mặt trận B 3 phục vụ bộ đội Đoàn Vinh Quang.
Đồng chí giao liên  vui vẻ.
- Tui tên là Dung, giao liên dẫn đường ở đoạn đường mòn này. Từ khi vào nhận nhiệm vụ chỉ ở đây, chứ không đi mô cả. Nghe đồng chí Trưởng đoàn nói, đoàn các đồng chí còn phải hành quân một tiếng nữa mới tới chỗ các đồng chí đến biểu diễn. Nhưng bây giờ trời khuya rồi, tôi đưa các đồng chí vào binh trạm gần đây nghỉ, sáng mai tui với đoàn đi tiếp, đến binh trạm tiếp theo. Đoạn đường này sáng mai hành quân rất an toàn, ta có thể đi ban ngày được, các đòng chí cứ yên tâm.
Đồng chí giao liên dẫn đoàn vào một khu rừng đã có bộ đội đang ngũ tại đó. Xặng lo cho anh chị em mắc tăng võng. Thấy đồng chí bộ đội khoác súng ở tư thế gác, Xặng liền đến chỗ đồng chí hỏi: Đồng chí bộ đội ơi? xuống suối đi lối nào đồng chí?
- Các đồng chí ở đơn vị nào?
Xặng trả lời vui vẻ:
- Chúng tôi ở đoàn văn công, vào phục vụ bộ đội Đoàn Vinh Quang. Đến muộn quá nên chưa biết suối, đồng chí chỉ giúp cho!
- Các đồng chí đi thẳng rồi rẽ phải là đến . Xặng cám ơn, đi về chỗ anh chị em đã mắc tăng võng xong đang ngồi chờ, Xặng hỏi luôn:
- Có đồng chí nào cần rửa chân tay không?
- Có. Xuống suối à chị Xặng?
- Ừ . Xuống suối, đi nhanh lên, không khuya rồi. Tranh thủ ngủ, mai hành quân .
Xặng không quên gọi anh Bào, người lo hậu cần cho tốp xung kích, ra suối để biết chỗ nấu cơm,  sáng mai dậy sớm để nấu cơm và đun nước cho anh em hành quân. Với ánh đèn pin nho nhỏ Xặng đã tìm thấy dòng suối. Trong đêm, vẫn nhìn thấy dòng nước nhẹ chảy mà trong vắt. Nơi đây hẳn bộ đội đã xuống tắm giặt nhiều. Qua một ngày hành quân mệt mỏi, khi thả chân xuống dòng suối mát, thấy nhẹ bẫng đi cái mệt. Mọi người cứ muốn ngâm  chân dưới dòng nước suối, nhưng Xặng yêu cầu về ngủ để lấy sức mai hành quân.      
Vậy là một đêm ngủ rừng đi qua, Ánh sáng mặt trời đã chiếu vào mái tăng của các diễn viên  Xặng tỉnh giấc gọi nhỏ .
 -  Các diễn viên yêu quý của tôi ơi? Dậy thôi!
 Trong khi đó bộ đội cùng ngủ ở binh trạm này đã dậy và hành quân từ lúc mặt trời chưa mọc. Toàn Đoàn đã dậy hết và tỏ ra nhanh nhẹn. Bào đã nấu cơm, nắm cơm từng suất, đun nước để toàn đoàn cho vào bi đông. Mọi người ăn sáng vừa xong và ở tư thế hành quân thì Dung  giao liên có mặt.
- Ta hành quân hè?
Xặng  vui vẻ.
- Vâng! Chúng tôi đã sẵn sàng , đồng chí giao liên ạ.
-  Vậy ta lên đường hè.
Toàn đoàn văn công xung kích ba lô đeo vai, tay cầm gậy Trường Sơn bắt đầu hành quân. Xặng là người đi đầu hàng quân,  Yến Nghi là người đi khoá đuôi đoàn như hôm trước. Ra khỏi binh trạm, ông mặt trời đã lên cao nhưng không nhìn thấy. Mà chỉ thấy những tia nắng yếu ớt, xuyên qua các kẽ lá rắc hạt nắng xuống đất rừng già. Diễn viên mới vào chặng đường hành quân, chuyện còn rôm rả, cười nói vui vẻ. Cô gái giao liên người nhỏ bé nhưng đi nhanh mà cảm giác cô không mệt mỏi gì. Xặng cố theo kịp để nói chuyện với Dung
-  Chị Dung làm công việc giao liên này lâu chưa?
Dung cười thật tươi và nói nhỏ nhẹ với Xặng:
- Ba năm rồi, Dung đập cây gậy Trường Sơn vào gốc cây to bên đường, rồi nhìn vào con đường nói như hồi tưởng:
- Ba năm trước đây, con đường mà ta đang đi mần chi đã được thế này mô. Do người đi nhiều, bộ đội ta đi vô, đi ra suốt ngày đêm, chưa kể người vận tải hàng cho tiền tuyến, thành con đường cứ lèn xuống lòng đất, nhẫn lỳ và sạch bong. Không còn chiếc lá rụng nào ở trên con đường này. Đấy là vào mùa khô thôi, chứ mùa mưa cũng lắm vắt và nhiều muỗi vô kể. Ơ đây mùa khô mùa mưa rất rõ ràng, không như ngoài Bắc các chị mô. Thế mà bọn tui vẫn đưa bộ đội ra vào, chẳng mần răng cả.
Dung cười rồi đi nhanh lên một chút mới nói:
- Vậy nên phải yêu đời, lấy công việc làm vui, lấy tiếng cười làm thuốc bổ. Chứ thực ra có nhiều điều phải nghĩ lắm chứ. Nhưng rồi lại tự bảo mình: Nghĩ mần chi, lo mần chi. Cái chi nó đến, thì nó khắc đến. Tụi tui  chẳng lo chi, nghĩ mấn chi cho nó mệt mà chị. Dung quay lại hỏi Xặng: Thế chị tên chi:
-  Em tên Bùi Thị Xặng, người dân tộc mường, chị Dung  à Em cũng mới vào nghề, đi học xong là về Đoàn nghệ thuật của tỉnh ngay, và đi chiến trường luôn,
Im lặng mấy giây,Xặng nhìn Dung, tủm tỉm:
- Thế chị Dung đã có ai chưa?
- Mần chi mà có ai được mô, đi suốt ngày, suốt đêm thế ni thì mần chi có ai người ta theo được-. Dung cười, nói với Xăng- Nhưng cũng có nhiều người yêu đấy. Đông lắm. Là bộ đội đi vô, đi ra. Còn... có một người thì chưa.
Cả Xặng và Dung đều cười to. Chợt có hai anh bộ đội đang đi ngược chiều. Người đi đầu  hỏi:
-  Có phải đoàn văn công không, đồng chí giao liên thân mến?
- Vâng! Đây chính là khách của các anh đấy.
Dung quay lại chỉ Xặng giới thiệu:
-Đây là đồng chí phụ trách đoàn văn công.
Đoàn quân dừng lại, Chú Yến Nghi thấy các đồng chí bộ đội đi ngược chiều liền chạy lên, Xặng thấy nhanh nhẹn giới thiệu chú Yến Nghi với hai đồng chí bộ đội:
- Báo cáo các anh, đây là đồng chí Yến Nghi trưởng đoàn của chúng tôi, Chúng tôi hành quân từ sáng sớm, xuất phát từ binh trạm của đồng chí Dung đây. .
Hai anh bộ đội bắt tay Yến Nghi và Xặng. Anh bộ đội đứng tuổi hơn nói:
-Ta vừa hành quân vừa trao đổi ta phải đi cho kịp đồng chi giao liên không đoạn đường này trống dễ lộ mục tiêu đấy.
Dung đã đi cách đoàn quân vài chục mét, anh bộ đội đứng tuổi phải rảo bước cho kịp Dung, Anh chiến sỹ trẻ lùi lại đi cùng Xặng. Trưởng đoàn Yến Nghi quay xuống cuối hàng quân để đôn đốc anh em đi cho kịp thời gian đến trạm giao liên tiếp theo.
Anh chiến sỹ trẻ người tầm tầm trông rất nhanh nhẹn, nhất là đôi mắt thì sắc lẹm. Xặng định bắt chuyện nhưng chưa kịp nói thì anh ta đã nói một hơi:
-Tôi tên là Khoai vì quê tôi lắm khoai, mẹ tôi ăn nhiều khoai nên khi đẻ tôi, bố tôi bảo đặt tên cho nó là thằng Khoai, vậy là cái tên Khoai ra đời. Tôi rất khoái  cái tên ấy, đồng chí Phó trưởng đoàn ạ. Quê tôi ở Hà Nam, được cái lắm nước, chưa mưa đã lụt, anh em trong đơn vị thường gọi tôi là dân cầu tõm. Còn đồng chí thủ trưởng đi với tôi lúc nãy tên là Diệm, Phan Đăng Diệm, Chủ nhiệm chính trị trung đoàn. Thủ trưởng thương lính lắm, tôi ở ban tác chiến trung đoàn nhưng được thủ trưởng quý nên cho đi theo đón văn công, chứ có phải ai cũng được đi đâu. Khoai nhìn Xặng:
-Thế đồng chí phó trưởng đoàn quê ở đâu?
- Em là Xặng. Bùi Thị Xặng, em là người dân tộc Mường, quê em ở xa lắm, cũng nhiều cây rừng như thế này này. Em học trường Nghệ thuật rồi về đoàn văn công tỉnh công tác và được đi chiến trường phục vụ nên hôm nay mới được gặp anh.
Hai người  vui câu chuyện, chân vẫn bước đều. đến lối  vào binh trạm,. Dung  đứng đợi ở ngay lối rẽ, còn thủ trưởng Diệm thì ngồi ở cái ghế bằng hai cây rừng ghép lại, trông thật binh thản. Xặng dẫn đoàn vào chỗ đất trống dưới gốc một cây to. Cả đoàn như lạ lẫm vì trông bên ngoài thì không ai bảo ở đây lại rộng mát, thênh thang thế này. mọi người cứ đeo nguyên ba lô đứng ngắm cây rừng, nghe tiếng lá xào xạc, thấy bâng khuâng khó tả. Một khung cảnh đẹp, những cây to, tán lá rộng rợp cả một vùng không nhìn thấy ánh mặt trời.  Thủ trưởng Diệm đứng dậy nói với Xặng:
- Đồng chí phó trưởng đoàn cho anh em bỏ ba lô xuống, rồi ngồi vào đây uống nước đã, vì sau khi tạm nghỉ leo vượt dốc chứ không ngủ lại đây. Mấy chú linh trẻ măng  mang ra một thùng bột trứng, và mấy cái ca chiến lợi phẩm của Mỹ. nhìn thấy mấy cô văn công cũng có phần rụt rè, bỏ thùng bột trứng và mấy cái ca rồi chậy luôn. Thủ trưởng Diệm mời khách rất  nhiệt tình:
- Các chiến sỹ Văn công của tôi  ơi! Đi một quãng đường dài mệt rồi, ăn bột trứng đi, uống nước đi rồi ta còn chuẩn bị leo dốc. Phải vượt con dốc này thì mới về tới chỉ huy sở của trung đoàn, các Thủ trưởng và cán bộ chiến sỹ trung đoàn đang chờ các đồng chí đấy. 
Xặng mới đến gần thủ trưởng Diệm cởi mở:
- Thủ trưởng Diệm quê ở đâu ạ?
- Dân cầu tõm mà.
Xặng vui hẳn lên:
-Thế ra thủ trưởng Diệm cùng quê với anh Khoai. Lúc nãy em nói chuyện với anh Khoai, anh ấy khoe nhà anh ấy chưa mưa đã lụt rồi, Thủ trưởng bao nhiêu tuổi rồi ạ?
- Trông mình già lắm phải không?
Thủ trưởng Diệm nhìn thấy hộp bột trứng vần còn nguyên liền đứng dậy nói to;
- Anh em đâu, ra pha bột trứng cho các đồng chí văn công ăn, rồi cón hành quân. Đồng chí phó đoàn ra cho anh em ăn đi. Xặng đứng dậy yêu cầu anh em ăn. Yến Nghi thấy thế liền nói như mệnh lệnh:
- Ăn đi chứ, anh em Thr trưởng mời rồi, ta cứ tự nhiên.
Quân ta mỗi người một ca bột trứng, tự đi tìm nước để pha rồi xì xụp ăn  ngon lành. Thủ trưởng Diệm nhìn anh em ăn mà vui, vì có ăn được như vậy thi vượt dốc mới đỡ mệt.
Ăn nghỉ một lúc, thủ trưởng Diệm đứng dậy và tuyên bố hành quân. Tất cả nhanh chóng ba lô lên đường. Thủ trưởng Diệm đi trước, nếu tính thời gian đi chỉ có hơn một tiếng là tới chỉ huy sở của Trung đoàn. Nhưng đi với các diễn viên văn công thì ít nhất cũng phải ba tiếng mới tới, nên phải đi nhanh không có là không kịp. Mà trời tối là hành quân sẽ khó khăn. Đi sau thủ trưởng Diệm là Xặng, còn Yến Nghi vẫn đi cuối cùng để thu dụng quân lính. Nhưng anh em đi tốt vì nghe nói cái đích phải đến sắp tới rồi, Đoàn quân đi ra khỏi con đường mòn có rừng già che khuất, đến một quãng đường trống không có cây rừng. Nhưng quả đồi thoai thoải toàn là cỏ tranh và những cụm hoa Mua Tím, những cánh hoa đang đung đưa theo gió, làm cho Xặng bồn chồn nhìn hoa. Thủ trưởng Diệm quay lại nói to:
- Đi nhanh lên, vì chỗ này đường trống, máy bay đich đến là không có chỗ ẩn lấp đâu.
Nói rồi thủ trưởng Diệm đi như chạy văn công cũng chạy theo. Đồi trống, không có cây rừng Mặt trời lộ ra trông rõ mồn một. Mọi người nhìn thấy mặt trời, như một điều lạ, vì đã lâu lắm toàn ở trong rừng già không nhìn thấy ánh sáng mặt trời ai cũng đều kêu to:
- Đẹp quá ông mặt trời ơi!
Thủ trưởng Diệm quay lại nhìn đoàn quân là các diễn viên văn công, ông cười  không nói gì, chân vẫn bước theo quán tính, Những luồng gió mạnh thổi từ trên đồi cao xuống  làm cho những chiếc mũ tai bèo đội đầu, và tấm vải dù nguỵ trang bay trong gió, bồng bềnh theo bước chân của những chiến sỹ văn công trông thật nên thơ.








 X.
     
Sau trận đánh áp sát đồn Tà Cơn ngày ấy, Pinh được biên chế về một đfại đội cối 82 tiểu đoàn 8 thuộc trung đoàn, Pinh phấn chấn vô cùng, vì thay đổi đơn vị là thay đổi không khí, những thao tác về vũ khí cũng khác đi nhiều. Nhưng đau đấu trong lòng Pinh, nỗi nhớ đồng đội cũ ngay trong những ngày ác liệt ở trận đánh áp sát đồn Tà Cơn. Có những đứa bạn thân, rất thân,  trong trận đánh ấy, đã vĩnh viễn không bao giờ quay lại để Pinh nhìn thấy mặt nó nữa, để rủ nó đi tắm, đi lấy cánh hoa Mua Tím cho vào quyển nhật ký của lính. Pinh lại nhớ bản Chiềng Lau, nhớ ngày đi thăm Xặng ở Mường MùnThung Đụn, lúc ngồi ở hòn đá trong thung có trăng, có gió, chứng giám giây phút tình cảm giữa Xặng và mình. Rồi,  ngày nhập ngũ làm anh lính tân binh, với cây đàn viôlôn bằng ống bương cũng làm mưa, làm gió trong những đêm văn nghệ của trung đoàn. Tư ngày lên đường hành quân vào chiến trường, đã qua bao nhiêu con đường, bao nhiêu khúc suối, vượt qua bao nhiêu bom đạn của giặc Mỹ. Từ quê hương đến chiến trường bom đạn. ở  Chiềng Lau có ai được như mình không?. Ngày mai vào trận không biết ta có làm nên chiến công gì. Khẩu cối 82 ly này, gắn bó với ta chưa lâu lắm, nhưng  ta thấy nó thân thiết với ta thế. Nó chỉ là một khẩu pháo bằng sắt nhưng nó cũng làm cho ta tự hào với đời lính chiến, với những năm tháng khó quên này,
Pinh đang đuổi theo dòng suy nghĩ, thì có tiếng đồng chí trực ban:
- Tất cả bộ đội đi ăn cơm!
Pinh chui vào hầm lấy bát, đi xuống bếp ăn cạnh suối. Con suối cạn kiệt nước, chỉ còn một khúc cạnh hòn đá to có nước, nhưng chỉ để cho anh nuôi nấu cơm, Bộ đội muốn tắm giặt phải đi  qua quả đồi trước mặt, tới một đoạn suối khác. Mấy chú lính đi lấy gạo  ngoài trạm, lúc về đi qua con suối, phát hiện có cá, ba anh chàng cởi hết quần áo treo vào cây rừng,  xuống be bờ tát cạn nước, bắt được mấy chú cá trê to mang về. Anh nuôi làm thật sạch, cho vào nồi  nấu canh lá chua, bộ đội có bữa cơm ngon. Pinh đứng dậy lên tiếng:
-Lần sau nếu ai phát hiện ra con suối nào có cá, về báo để Pinh này bắt gọn, không cho chú cá nào chạy thoát. Đây là nghề của Pinh.
Mọi người ăn cơm, bàn tán việc đi bắt cá suối thật rôm rả. Không khí  đang vui vẻ  thì Chính trị viên tiểu đoàn về. Tên ông là Long, Trần Vân Long, rất vui tính và thông cảm với lính. Ông đứng trên bờ suối thông báo cho các chiến sỹ biết:
- Sáng mai tiểu đoàn ta đón Văn công về biểu diễn,  yêu cầu bếp ăn của tiểu đoàn bộ cải thiện cho văn công một bữa ăn tươi. Có được không các đồng chí?
-  Nhất trí cao thủ trưởng ạ. Nhưng chỉ có món cá suối nấu canh lá chua thôi. Món canh đặc sản đấy cử cậu Pinh có tay nghề bắt cá giỏi đi bắt cá chi anh nuôi.
- Tốt. Nhớ phải làm ngay, không có cá suối  nghe thấy nó chạy mất là hỏng ăn đấy các tướng ạ.
Chính trị viên đi đến chỗ mấy cậu đang ăn, lấy trong túi ra bao thuốc lá Xalem.
-Tặng mấy cậu bao thuốc lá. Hình như các cậu có điều gì không vui hay sao mà không thấy mở máy?
Kiên đứng dậy báo cáo:
- Báo cáo thủ trưởng, đợi lâu quá, chưa được vào trận, thấy nó ngứa ngáy chân tay thế nào ấy thủ trưởng ạ.
Ông Long cười.
- Cứ chuẩn bị tốt về tinh thần vào. Ngày mai xem văn công xong là xuất kích, được chưa mấy ông tướng? Ta sẽ nói với bọn Mỹ bằng cối 82 ly cho thật giòn giã. Còn, mai xem văn công nếu tiết mục nào hay là yêu cầu phải hát lại. Mấy khi được xem văn công, hả?
Nói xong Chính trị viên đi thẳng về chỉ huy sở của tiểu đoàn.
Trong những căn hầm chữ A ở mấy quả đồi, lính ta đang nghêu ngao mấy câu hát không đầu không cuối của bài hát Dòng sông Ba Lòng, nghe sai nhạc nhưng vui. Đúng là lính.
Sáng nay bộ đội đã tập trung ở khu rừng của Tiểu đoàn bộ, các đại đội pháo 120l ở khu đồi thoai thoải, những cây rừng to, thưa mọc cách nhau chừng độ hai, ba mét. Những cái tán lá to của nó đã che khuất cả một vùng rộng. Kể từ ngày hành quân vào chiến trường, có lẽ chưa có buổi xem văn công, hoặc một buổi biểu diễn nào về nghệ thuật. Nên bộ đội rất khát khao, nhất là xem các nữ diễn viên. Có lẽ lời nói dịu dàng của người con gái quê hương, mà cánh lính trẻ như muốn gặp lại qua giọng hát ở cô diễn viên nào đó, cho đỡ nớ nhà, nhớ mối tình đầu nào đó chăng? Cái sự háo hức của cánh lính trẻ, khi tập trung tại đây, có biết bao tâm trạng, những tiếng nói rì rầm, bàn tán của bộ đội nghe lao xao như gió rừng. Vì đã ngồi vào hàng chỉnh tề, lâu quá mà chưa thấy văn công đến. Một chú lính trẻ đầu hàng quân hỏi:
- Văn công sắp đến chưa các thủ trưởng ơi?
- Đang đến rồi, cứ yên tâm đi.
Đồng chí trực ban nói vậy. Quả nhiên đoàn văn công đã  có mặt chiên sỹ dẫn đường cho đoàn đến nơi tập kết của. Tiểu đoàn 8, trong đó có đại đọi côi 82 của Pinh. Sự chuẩn bị cho đoàn biểu diễn thật đơn giản. Một chỗ đất bằng địa được bộ đội rẫy cỏ và san phẳng, để diễn viên múa khỏi ngã. Trưởng đoàn Yến Nghi  cho anh em căng lên phía sau khu đất phẳng ấy một cái võng, thay cho phông hậu của sân khấu. Tấm vải võng căng xong, tất cả diễn viên vào sau cái gọi là phông hậu để thay quần áo biểu diễn. Bộ đội ngồi theo kiểu vòng chữ U quây lấy sân khấu, ai cũng nhìn rõ diễn viên. Mọi việc xong,  chính trị viên tiểu đoàn ra trước sân khấu cất giọng trịnh trọng.
- Kính thưa các đồng chí chỉ huy tiểu đoàn, thưa các đồng chí cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 8 thân mến! Hôm nay, được sự quan tâm của trung đoàn, văn công về biểu diễn tại tiểu đoàn chúng ta trước khi chúng ta bước vào trận đánh quyết định. Tôi đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí văn công!
Tất cả vỗ tay hoan hô vang cả khu rừng. Đồng chí chính trị viên tiểu đoàn nói tiếp:
-Bây giờ tôi xin nhường lời cho các đồng chí văn công!
Xặng vận quân phục gọn gàng, bím tóc hai bên vai đi ra trong tiếng vỗ tay hoan hô rầm trời, tiếng bàn tán háo hức của đám lính trẻ. Xặng bắt đầu nói đầy tự tin, vì hôm nay là lần đầu tiên chương trình của đoàn được diễn cho bộ đội trong không khí chiến trường thật sự thế này:
- Kính thưa các đồng chí chỉ huy Tiểu đoàn, kính thưa các đồng chí cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 8 của trung đoàn 66, Đoàn Vinh Quang thân yêu của chúng tôi! Lời đầu tiên cho chúng tôi được thay mặt anh em toàn Đoàn văn công  và nhân dân các dân tộc tỉnh Mường gửi đến các đồng chí thủ trưởng và bộ đội đang có mặt ở đây cả các đồng chí không có mặt hôm nay vì bận công tác, lời chào Quyết Chiến, Quyết Thắng!
Bộ đội lại vỗ tay hoan hô vang động cả góc rừng. Mấy chú lính ngồi hàng trên ném lên chỗ Xặng  những bó hoa rừng còn tươi thơm. Một chú lính trẻ ôm bó hoa chạy lên sân khấu, tặng cho Xặng. Anh lính trẻ này muốn đến tận nơi nhìn cho rõ cô diễn viên giới thiệu mà lính ta ngồi dưới ai cũng khen xinhvà anh thốt lên sung sướng: Ôi, đúng là xinh thật, Mãi mới ổn định được trật tự để giới thiệu chương trình biểu diễn, Giờ thì im lặng quá, chỉ có tiếng lá rừng xào xạc, và tiếng rung động của con tim những người lính  ngồi dưới bóng cây  rừng già, ấm áp tình đồng đội. Người từ hậu phương đến là diễn viên,  người ở chiến trường xa quê là anh bộ đội. Ôi, họ đã khát khao, trông đợi bao ngày để có buổi biểu diễn hôm nay, để nghe, để nhìn thấy hậu phương, để  đón nhận những thanh âm ngọt ngào,  lâu lắm rồi họ  mới được nghe. Bộ đội nuốt từng lời ca, từng cái luyến láy. Xặng đại diện cho các diễn viên đang ngồi đợi ở đằng sau cánh võng, cái gọi là phông hậu của sân khấu. Đây tiết mục múa trống chiêng, theo tiếng nhạc diễn viên đi như bay ra sân khấu, bốn diễn viên hai nam, hai nữ, đạo cụ là bốn cái trống bồng, bốn cái chiêng đạo cụ làm bằng gỗ trông như thật, cứ chao đi chao lại nghiêng ngả, cười duyên theo tiếng nhạc tạo nên xúc cảm, bồng bềnh, lênh đênh trong lòng người lính.
Pinh ngồi  dưới hàng quân, lòng thắc thỏm bao nhiêu giả định. Xặng không xinh như diễn viên vừa ra sân khấu, Xặng không cao và thon thả như vậy. Và Xặng càng không thể nói lưu loát như người giới thiệu vừa xong. Tất cả, làm cho Pinh phân vân không tin vào sự phán đoán của mình.
Tiết mục tam ca nữ ra sân khấu với bài “Chúng em đi tải đạn”. Người giới thiệu nói:
- Phần biểu diễn có Bùi Thị Xặng, Hoàng Anh và Thanh Chiến.  Nghe giới thiệu xong, Pinh kêu lên rất to, làm cho các chiến sỹ ngồi bên cạnh giật mình.
 - “Đúng rồi. Đúng rồi! Đúng thật rồi! ” Nói xong, thấy ngượng  vì mình nói to quá, Pinh im lặng, giấu niềm vui vào trong lòng không chom ai biết. Pinh tự bảo mình  khi đoàn diễn xong thì bằng mọi cách phải gặp được Xặng. Không gặp được Xặng lỡ điều không may xảy ra thì ân hận cả đời. Rồi Xặng có cớ để trách mình….
Xặng lại ra giới thiệu tiết mục tấu nói “Nắm cơm trên hoả tuyến” do Xuân Hợi biểu diễn. Một lần nữa Pinh khẳng định: Người kia là Xặng rồi, không thể ai vào đây được. Người con gái ta đã từng thổ lộ tâm tình trên hòn đá, nơi thung Đụn ngày nào có sao trời, gió rừng chứng kiến. Trên sân khấu diễn,  xuân  Hợi dừng lại nhìn về xa xăm, giọng nói như lạc đi: “Các dồng chí ơi? Tôi mang thừa một nắm cơm, hay thiếu đi một đồng chí” Pinh  nghe mà lặng đi, người nổi da gà. Cả đoàn quân như xúc động, rừng cây lặng im, mọi vật như hoà vào trong nỗi xót xa. Chính trị viên tiểu đoàn, đã cúi đầu giấu đi niềm xúc động, qua tiết mục diễn ra trên sân khấu, Pinh muốn khóc mà cố kìm lại không cho tiếng khóc bật ra, Mấy chiến sỹ ngồi trên đầu hàng quân  nhớ ngày vào trận đánh đồn Tà Cơn. Hôm ấy anh nuôi đã thừa mấy nắm cơm, Mấy đồng đội đã ngã xuống vĩnh viễn không về nhận những nắm cơm của anh nuôi nữa. Vậy ra tiết mục nghệ thuật đã thấm thực tiễn, về tình người, tình đồng chí Chiến trường là vậy, mặt trận là vậy. sự sống chết, mất mát đau thương, tình đồng chí, đồng dội là ở đây. Chính nơi đây câu nói “Thừa một nắm cơm hay thiếu đi một người đồng chí” ra đời, câu nói ấy của các chiến sỹ đánh đồn Tà Cơn!
Buổi biểu diễn  xong, bộ đội ào lên sân khấu bắt tay hỏi quê, hỏi đồng hương, vui như gặp lại người thân. Pinh cố len vào chỗ Xặng đứng, rồi nhìn Xặng thật lâu. Cả hai ngỡ ngàng  không kìm được xúc động, mạnh dạn cầm tay nhau, thốt lên hai tiếng tìu mến “Anh!” “Em !”
- Tý nữa chúng mình gặp nhau có được không?
Pinh hỏi như  van vỉ. Xặng nói luôn:
- Em về chỗ ở xong, em ra suối Dốc Đá. Anh đợi em ở đấy nhé.
Đúng hẹn! Pinh  xin phép đại đội đi chơi,  ra suối Dốc Đá đứng ở bờ bên phả,i đợi Xặng. Con suối Dốc Đá là do bộ đội ta đặt tên, vì lối xuống suối rất dốc, lòng suối lại có nhiều hòn đá to, đẹp. Nước chảy đến chỗ hòn đá to bắn toé lên, tạo một âm thanh nghe lạ tai. Pinh đã đến đây lắng nghe rồi tưởng tượng ra bước chân của Xặng đi tới. Nhưng không phải. Chốc chốc Pinh lại nhìn sang bờ bên kia xem có thấy bóng Xặng không? Biết đâu Xặng về chỗ ở rồi, còn bao nhiêu việc chuẩn bị cho buổi chiều đi phục vụ bộ đội nữa. Pinh đâu biết Xặng cũng sốt ruột lắm, nên xong việc là Xặng đã chạy thật nhanh ra suối Dốc Đá ngay. Gần đến bờ suối Xặng đi chậm lại, để trấn tĩnh, và nhìn quanh những cụm hoa Mua Tím đang khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời. Xặng nhìn sang bên kia xem Pinh đã đến chưa? Liệu Pinh có cho rằng mình là văn công lãng mạn, không còn như ngày nào ở quê Mường nữa? Ơ chiến trường thế này, người lính cần tình cảm, có thể Pinh sẽ đối xử với mình mặn mà hơn chăng? Thắm thiết, âu yếm hơn cái hôm mình và anh ngối ở hòn đá trong thung Đụn chăng? Xặng vuốt lại mớ tóc trên trán, rồi  chầm chậm bước đi.  Hôm nay, sau khi hành quân về chỗ ở, Xặng mặc quần lụa đen, áo xuân hè bộ đội  trông thật nền nã, uyển chuyển. Cái phong cách cô bộ đội  có phần nhẹ nhõm hơn. Pinh từ bên kia bờ đã nhìn thấy Xặng nhưng vẫn còn ngờ ngợ không biết có phải không? Nhưng Pinh vẫn quyết định  lội qua suối. Lên tới bờ  nhìn thấy Xặng  đi gần tới Pinh chạy xô lại với  Xặng. Xặng cũng nhanh chạy lại với Pinh. Nhưng khi gần đến bên nhau thì cả hai cùng dừng lại. Họ lặng nhìn nhau, không ai nói với nhau điều gì, nước mắt cứ ròng ròng chảy. Xặng khe khẽ kêu lên:
-Anh Pinh!
- Em! Xặng ơi!
Họ ôm chầm lấy nhau. Thời gian như ngừng trôi. Cho đến khi một cơn gió thoảng qua làm cho hai người tỉnh lại. Pinh thầm thào hỏi:
-  Em vào đây bao giờ?
Xặng lau những giọt nước mắt còn sót lại trên má, nói với Pinh trong sự sung sướng, ngây ngất.
- Một tháng rồi anh Pinh ạ. Nhưng hôm nay là buổi biểu diễn đầu tiên của Đoàn em lại diễn cho đơn vị anh. Em không biết là anh ở đây để đi tìm. Tiếc quá! Nhưng thế này là được rồi.
Họ đi bên nhau dưới những bóng cây cao cổ thụ, chân nhẹ bước trên những đám lá khô, nghe lạo xạo dưới chân. Và họ đã đến hòn đá to ngay mép nước của bờ suối. Hòn đá ấy đã làm cho Pinh và Xặng đều nhớ đến hòn đá trong thung Đụn ngày nào. Xặng chủ động  kéo tay Pinh cùng ngồi. Cô cúi  xuống dòng nước trong, vớt nước lên tay lòng  phấn chấn . Xặng hỏi Pinh:
-Anh thấy nước suối có trong, mát không anh?
-Trong lắm, mát lắm em ạ!
- Các cụ người xuôi có câu “Nước trong ai chả muốn chao chân, người khôn ai chả muốn đến gần mà...” Nghe câu nói ấy, Pinh đăm đăm nhìn vào mắt Xặng rồi bất ngờ ôm gọn Xặng vào lòng cho thoã mãn những chờ đợi, mong nhớ bấy nay. Họ hôn nhau, ân ái nhau thật say đắm, y như cái đêm ở hòn đá phẳng lỳ trong thung Đụn. Họ đã ở bên nhau khá lâu  mà vẫn cảm thấy thời gian quá ngắn ngủi vẫn thầm óơc, giá như thời gian lùi lại, để được ở bên nhau nhiều hơn nữa không?  Nhưng rồi bất ngờ Pinh giật mình kêu lên..
- Thôi chết muộn giờ rồi, anh phải về đơn vị, Xặng ơ! Anh chỉ xin đi chơi có hai giờ đồng hồ thôi mà.
Cả hai người cùng vội vàng đứng dậy. Xặng chủ động nói với Pinh :
- Anh Pinh  mau  về đơn vị đi, nhanh lên anh kẻo…Pinh cứ dùng dằng, nhưng cuối cùng  họ vẫn chia tay nhau. Lội ra đến giữa dòng suối Anh quay lại, thấy Xặng vẫn đứng nhìn theo quyến luyến. Chờ cho Pinh lên bờ rồi  chạy vội, lúc ấy Xặng mới  lững thững về nơi đóng quân, Cả đoàn đang chờ Xặng về để đi biểu diễn buổi chiều cho đại đội thông tin của Tiểu Đoàn ở  một quả đồi xa kia. Trời lặng gió,  loáng thoáng có mấy chú lính trong tiểu đoàn đi lấy gạo về đang đi vội đến bờ suối Dốc Đá để nghỉ cho đỡ mệt.Tiếng suối chảy, tiếng chim kêu trưa hè. Khiến Xặng cùng thấy nhớ Pinh.

HOA MUA TÍM - chương VII


VII
Vào khu rừng già, toàn những cây to cao, tán lá rợp mát, có cảm giác như vào hang động vậy. Bộ đội đã tập trung đầy đủ, hàng ngũ chỉnh tề từng khối theo các đơn vị để dễ kiểm tra quân số. Không nghe  thấy tiếng nói chuyện chỉ còn những tiếng xẻng cuốc, bi đông, súng đạn va chạm vào nhau. Một thứ tiếng động của người lính chiến đang hừng hực  bầu máu nóng để vào trận đêm nay. Đồng chí tham mưu trưởng trung đoàn, sau khi nghe báo cáo quân số của các đơn vị xong đã kiểm tra lại rồi hô to khẩu lệnh:
- Nghiêm! Tất cả bộ đội chú ý. Tôi xin giới thiệu: Đồng chí Chính ủỷ trung đoàn nói chuyện với bộ đội toàn trung đoàn chúng ta trước giờ xuất kích.
Tiếng vỗ tay rào rào Một bóng đèn pin nho nhỏ từ trong  hàng cây gần đó đi ra. đến trước hàng quân thì dừng lại, ánh đèn pin tắt hẳn. Bộ đội ta ngồi dưới phán đoán đó là Chính uỷ Nghiêm Kình đang đứng trước hàng quân. Thì tiếng nói ấm áp của Chính uỷ cất lên:
- Thưa toàn thể cán bộ chiến sỹ trung đoàn 66 thân yêu của tôi! Trước giờ phút lịch sử mà các đồng chí đã sẵn sàng. Tôi chỉ biết nói: Chúc các đồng chí Quyết chiến quyết thắng trở về!
Cả đoàn quân im lặng, chờ những lời nói tiếp theo của Chính uỷ. Qua ánh sáng của sao trời, ánh sáng của đèn pin lờ mờ, những cán bộ và chiến sỹ đứng ở đầu hàng quân đã nhìn thấy Chính uỷ Nghiêm Kình rút khăn mùi xoa lau nước mắt. Có lẽ ông nghĩ lúc này ra đi là một đội ngũ hùng hậu, nhưng khi trở về liệu có còn nguyên vẹn không?
 Chính uỷ mới nói tiếp những lời xúc động, sâu sắc:
 - Chiến tranh. Vào trận. Xung phong lên phía trước. Giáp mặt với quân thù, đạn bom tàn khốc,thì những sự hy sinh, mất mát, đau thương là lẽ đương nhiên của cuộc chiến. Ai cũng biết như vậy. Nhưng! Ai biết hy sinh cho Tổ quốc? Ai biết hy sinh cho đồng bào mình? Chính là các đồng chí đang đứng chờ lệnh ở đây. Các đồng chí, đồng đội thân yêu của tôi! Không phải tôi nói, mà là Tổ Quốc nói, đất nước nói với các đồng chí: Giờ xuất kích áp sát đồn Tà Cơn đêm nay bắt đầu.
Tất cả đoàn quân hô to: Xung phong, Xung phong, Xung phong! Cả rừng cây bắt đầu chuyển gió. Bộ đội ta theo phương án tác chiến được triển khai ngay trong đêm. Lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của trung đoàn bay trước gió. Bộ đội đang ào lên như sóng biển  Đoàn quân đã ra khỏi khu rừng già. Chính uỷ đứng tựa vào một cây rừng, nhìn về hướng Tà Cơn, mà mường tượng ra quân ta xông lên áp sát, giáp mặt với quân thù.
Vậy đấy!Thời gian đã chứng kiến, nhiều lần Chính uỷ tiễn quân vào trận, rồi khi im tiếng súng, Chính uỷ lại đón quân trở về. Ôi! Đâu có còn đủ hàng ngũ như lúc ông tiễn quân ra đi. Chính uỷ soi đèn pin đi về chỉ huy sở, Chính uỷ thầm nói:
- Chiến tranh. Chiến tranh là vậy!
Chính uỷ về đến  hầm vừa ngồi tựa lưng vào vách đất thì chiến sỹ liên lạc xuống cửa hầm báo cáo:
- Báo cáo Chính uỷ, có một đồng chí chiến sỹ ở đại đại 134, tiểu đoàn 8 muốn xin gặp Chính uỷ.
- Mời đồng chí ấy vào đây.
Đồng chí liên lạc nói:
- Chính uỷ thức suốt đêm qua, bây giờ để Chính uỷ ngủ một tý cho đỡ mệt chứ ạ.
- Không sao. Cứ để đồng chí ấy vào gặp tôi.
- Rõ!
Đồng chí liên lạc quay ra  báo cho người chiến sỹ vào hầm Chính uỷ. Pinh theo đồng chí liên lạc vào hầm.
Pinh rụt rè, ấp úng, không biết vào đầu câu chuyện thế nào, thì Chính uỷ hỏi:
- Sao? Có vấn đề gì đồng chí cứ nói. Là lính cơ mà, phải không?
Pinh mạnh dạn đề xuất ý kiến:
-  Báo cáo Chính uỷ. tôi là Hà Văn Pinh dân tộc Thái, mọi người thường gọi là Thái trắng, tiểu đội trưởng tiểu đội ba trung đội bốn, đại đội 134. D 8 của trung đoàn. Không hiểu sao khi vào đến chiến trường, thì tôi lại xuống làm tiểu đội trưởng anh nuôi. Đại đội trưởng Lạp nói như ra lệnh,  tôi phải chấp hành. Thưa Chính uỷ! Nguyện vọng của tôi là muốn cầm súng bắn kẻ thù. Vì trước lúc đi bộ đội, tôi có hứa với bản Chiêng Lau quê tôi như vậy. Nên tôi mạnh dạn đề nghị với Chính Uỷ, báo cáo hết.
Chính uỷ cười và nói:
- Vậy là tôi biết rồi. Đồng chí chờ tôi một lát.
Chính Uỷ cười nói và lấy tờ giấy viết mấy chữ  nói với đồng chí liên lạc:
- Đồng chí Thuỷ cầm giấy tờ này, xuống đại đội 134 đưa cho đồng chí Lạp đại đội trưởng  cho đồng cí Pinh, Hà Văn Pinh về đơn vị chiến đấu.là chiến sỹ cũng được, cốt là được ra mặt trận không làm tiểu đội trưởng anh nuôi nữa- Chính uỷ quay sang hỏi Pinh được chưa chiến sỹ nuôi quân
Pinh nói nhanh:
- Được rồi cám ơn Chính uỷ tôi về.
Chiến sỹ liên lạccùng đi với pinh bàn cách để gặp đại đọi trưởng Lạp ngay bây giờ ngay bây giờ kẻo mất thời cơ. Pinh gặp được đại đội trưởng Lạp đưa tờ giấy Chính uỷ viết. Chấp hành lệnh của cấp trên đại đội trưởng biên chế Pinh về tiểu đội cũ của mình, nhưng không giữ chức vụ tiểu đội trưởng nữa. Pinh rất vui vẻ chấp hành, vào trận ngay sáng hôm nay.
Trời phía Đông đã rạng sáng, một vầng đỏ au ở phía xa. đang đẩy mây lên, báo cho mọi người biết hôm nay là một ngày nắng đẹp. Chính uỷ lên cửa hầm nhìn cây rừng nối hàng theo nhau lớp lớp  như những hàng quân ra trận, hoa rừng chen nhau khoe sắc màu rực rỡ,  trước bình minh một ngày mới. Người lính đã qua hai cuộc kháng chiến, trên đầu tóc đã ngả mầu sương, nhìn lớp bộ đội bây giờ thấy họ sao mà đáng yêu đến thế.
Vậy đấy! Là người lính, họ chỉ yêu cầu đơn giản thế thôi. cao xa gì đâu?  Người lính thì phải sống chết với kẻ thù. Cậu lính nuôi quân vừa gặp để đề xuất tâm tư của mình, là người dân tộc Thái, cậu ta nói thật chứ không vòng vo. Ngạn ngữ của người Thái có câu” Hổ vằn ngoài da. Người vằn trong bụng”. Ý nói là con người thường không thật lòng. Hay.
Trời bắt đầu sáng rõ tiếng chim kêu rít rít  buổi sớm mai cùng tiếng vượn hú làm cho không gian thanh bình ấm áp. Bỗng những tiếng gió rít, ầm ào nghe đến rợn người. Chính uỷ vội xuống hầm  kêu to:
 - B52 đấy.
Vì Chính  uỷ chịu nhiều trận B52 rồi, nên ông có kinh nghiệm. Những tiếng ục ục rung chuyển dưới lòng đất là B52 đã thả bom rồi. Rải thảm ngay từ sáng sớm thế này là chúng sẽ thả bom liên tục một vệt dài đấy, chúng rải thảm theo kiểu cuốn chiếu làm cho quân ta mất sức chiến đâu. Đợt B52 vừa dứt.Chính uỷ lên khỏi hầm. Đứng nhìn sang phía quả đồi bên kia thấy mấy chiến sỹ đang lơ đãng coi thường và chủ quan, Chính uỷ quát to:
- Xuống hầm đi, B52 nó quay lại bây giờ đấy! Các đồng chí có nghe tôi nói gì không? C          Nhìn sang chỉ huy sở của trung đoàn, cây cối đổ ngổn ngang. Chính uỷ thần người ra nói một mình:
- Vậy là chỉ huy sở đã bị B52 phá rồi! Không biết quân ta thế nào? Bộ đội có sơ tán kịp không?
Bom đạn ở mặt trận, là chuyện cơm bữa với người lính chiến. Bộ đội trung đoàn 66 từ ngày vào mặt trận, đã nếm mùi B52 ba bốn lượt rồi. Nên nói tới B52  ác liệt cả vì họ đã biết được quy luật đánh phá của chúng, có điều không chủ quan, vì kẻ địch cũng nhiều thủ đoạn.
Cả một ngày khống chế địch ở đồn Tà Cơn, bộ đội ta áp sát và tấn công bằng nhiều mũi, làm cho địch trong đồn hoảng loạn. Sau đó chúng đánh trả quyết liệt. Vì thế bộ đội ta thương vong và hy sinh quân số cũng đáng kể. Từ ba giờ sáng, quân ta đã quyết chiến với bọn địch  trong đồn, Máy bay yểm hộ, chúng đã bắn phá khu vực quân ta áp sát đồn dường như không còn chỗ đất nào mà không có vết bom đạn của máy bay địch. Bộ đội tasau nhiều giờ chiến đấu ác liệt cũng cần nghỉ ngơi và bổ sung lực lượng. Chiều đến, mặt trận dịu xuống, tiếng súng đã thưa thớt, chỉ còn những chiếc máy bay IL 19 bay ở trên cao để trinh sát, Lúc này, theo kế hoạch của Bộ tư lệnh  mặt trận, quân ta trở về để ổn định, bổ sung quân số sau trận đánh. Nhìn lại chiến trường, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn ba họng súng đaị liên  trong đồn địch. Riêng  khoản bắn tỉa, không biết chết bao nhiêu tên Mỹ, nhưng không thấy chúng bắn trả lại, các lỗ châu mai đều im bặt tiếng súng. Còn hàng tiếp tế cho bọn địch ở trong đồn Tà Cơn, máy bay vận  tải Mỹ không dám bay thấp để  thả dù hàng xuống sợ quân ta bắn trả, nên hàng từ máy bay thả xuống đã bay hết ra ngoài khu vực đồn. Bọn Mỹ không dám ra thu hàng vậy là nghiễm nhiên máy bay địch đã tiếp tế hàng cho quân ta. Chiến lợi phẩm thu được gom lại cho bộ đội mang về cải thiện. Chiều về, ngoài việc thu dung bộ đội bị thương, chăm lo chuyển tải thương binh vào các trạm quân y tiền phương, chôn cất liệt sỹ, xong là trời vừa tối. Quân ta về tập kết ở khu đồi đã trú quân dã ngoại. Sáng ra đi các thứ để cả trong hầm chữ A, bây giờ về không nhận ra chỗ nào với chỗ nào, đâu là hầm của mình. Riêng chỗ ở của tiểu đội Pinh, các hầm vẫn còn nguyên. Nhưng cây cối chung quanh bị gẫy đổ che lấp cả cửa hầm. Từng đại đội  kiểm quân số và cho bộ đội hành quân về binh trạm 12, để bổ sung quân trang, tiếp tục chiến đấu những ngày sau. Chiến dịch còn dài.
Các Trung đội trong đại đội 134 đều có chiến sỹ bị thương vong. Riêng trung đội 3, sự mất mát không đáng kể. Tiểu đội của Pinh hy sinh một, bị thương ba, khiến Pinh đau đáu thương xót đồng đội. Pinh cũng bắn tỉa được ba bốn thằng thò đầu ra khỏi đồn. Lập chiến công ở trận đầu là niềm vui, Pinh sẽ viết thư về cho gia đình và bản Chiềng Lau biết.
Trung đoàn 66 sau khi áp sát đồn Tà Cơn lần thứ nhất, có thương vong và quân số đáng kể, đang được bán sung khẩn trương để tiếp tục chiến đấu những ngày tiếp theo. Sự mất mát, hy sinh ở mặt trận, những chiến sỹ mới nhìn thấy, làm cho họ suy nghĩ về cái sống, cái chết., dù rằng trước khi vào trận họ đã xác định là tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì đồng bào miền nam ruột thịt, vì độc lập- tự- do thống nhất đất nước!
    
                                                         




                                                           



VIII
Xặng và các bạn trong lớp múa của trường Nghệ thuật Tây bắc, đã được đoàn văn công tỉnh, xin từ trường nghệ thuật về, dự buổi sinh hoạt toàn đoàn đầu tiên, Trụ sở của đoàn đã được sơ tán vào một bản Mường, cách quốc lộ chừng nửa ngày đi bộ.  Bản có tên là  Bắp, quang cảnh rất phù hợp với một đoàn nghệ thuật. Hôm nay mới có dịp gặp mặt chính thức nên  Xặng và các bạn có phầnbỡ ngỡ về sự thay đổi từ môi trường học sinh, sinh viên, sang môi trường diễn viên, công chức nhà nước, cán bộ đoàng hoàng. Nhưng rồi cũng quen dần, với công việc chuyên môn của diễn viên ở một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, dù là ở cấp tỉnh.
Ông Thiệu trưởng đoàn giới thiệu các diễn viên mới. Ông giới thiệu từng người, yêu cầu các em đứng dậy để toàn đoàn biết, là người dân tộc Mường, vóc người nhỏ bé, nhưng nhanh nhẹn và tháo vát, khi ông chỉ  huy dàn nhạc, dàn dựng chương trình. Ông là con người của công việc, tâm huyết với nghệ thuật dân tộc nói chung, và dân tộc Mường nói riêng. Ông là người tâm lý với diễn viên về mọi mặt, nhất là khi các em chuẩn bị lên sân khấu biểu diễn,. Cả lúc các em ăn, ngủ,  chơi vui sinh hoạt, vì vậy ông rất thông cảm với các em mới về đoàn. Ông  biết các em trong sinh hoạt chưa mạnh dạn, còn thiếu những cái cần có ở một tập thể.
Giới thiệu xong, ông Tiệu định nói về việc quan hệ yêu đương của các diễn viên mới, nhưng rồi lại thôi. Nói những yêu cầu này với diễn viên mới về đoàn công tác, có sớm quá không? Ông sợ các em lại mặc cảm ông tuyên bố: Chính thức từ giờ phút này các em là cán bộ, diễn viên của đoàn văn công tỉnh, do đội múa quản lý.
Cuối cùng ông nhìn toàn đoàn, trầm giọng xuống nói một hơi:
- Các đồng  chí đã biế  sau cái tết Mậu Thân 68 chiến trường miền Nam đã vào giai đoạn quyết liệt. Từ ngày giặc Mỹ đánh ra miền Bắc nước ta. nhân dân miền Bắc đã gồng mình lên để đánh trả máy bay địch, biết bao máy bay giặc Mỹ đã bị quân dân ta bắn rơi., Chiến trường Miền Nam, trong đó có món ăn tinh thần. Bộ đội muốn xem văn công biểu diễn, trước khi vào trận, muốn có các đoàn văn công vào chiến trường, vì vậy Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định: Đoàn ta sẽ tổ chức một tốp xung kích đi chiến trường phục vụ các đơn vị bộ đội ở mặt trận ngay đợt này. Với nhiệm vụ như vậy, Chi bộ và lãnh đạo đoàn đã quyết định: Vừa làm công tác tổ chức, vừa tập chương trình xung kích. sau hai tuần tốp xung kích lên đường. Quân số cụ thể lãnh đạo đoàn sẽ thông báo chiều nay để các đồng chí kịp chuẩn bị. Trong tốp xung kích đợt này có cả diễn  viên cũ, và diễn viên mới. Như vậy là phải có sự thay vai trong các tiết mục. Từ đông người rút lại còn ít người, đội múa sẽ vất vả. Bây giờ mời các đồng  chí về nghỉ. Đội trưởng các bộ môn ở lại, ta thống nhất một số việc cần triển khai để kịp cho việc tập chương trình.
Mọi người ở phòng họp ra về đều thấp thỏm không biết mình có được đi xung kích đợt này không? Có diễn viên viết đơn đề nghị với ban lãnh đạo đoàn, để xin được đi. Ông Thiệu tranh thủ gặp Xặng để làm công tác tư tưởng:
- Thế nào, diễn viên mới có điều gì phân vân, nếu được đi xung kích đợt này?
Xặng vui vẻ :
- Báo cáo chú cháu thấy rất vinh dụ và sẵn sàng đi công  tác đợt này.
- Thế thì tốt. Tốp ở trường về chỉ có  mình cháu đi đợt này, cố gắng thay vai cho tốt  nhé.
- Bao giờ đi hở chú?
- Bí mật quân sự. Cứ chuẩn bị tư tưởng là chuyến đi sẽ vất vả đấy Xặng ạ.
Ông Thiệu nói với Xặng xong, biết là Xặng không có  gì lấn cấn trong việc đi xung kích phục vụ bộ đội, ông  yên tâm. chuẩn bị nhân sự tốp xung kích.
Yến Nghi là phó trưởng đoàn, kiêm đội trưởng đội kịch. Nay trực tiếp làm trưởng đoàn xung kích, đồng chí Xặng làm phó. Nhạc công 3 , múa 6 , ca 4 đồng chí. một anh nuôi một lái xe. Chương trình biểu diễn vào khoảng 40 phút. Có đủ thể loại như múa, hát đơn ca, tam ca, độc tấu nói, độc tấu Acc. Trước khi đi sẽ diễn báo cáo. Mời các đồng chí trong Thường vụ duyệt trước khi lên đường.
Bình là đội trưởng đội nhạc, có vẻ phân vân, ngồi thần người ra một lúc rồi phát biểu thật dõng dạc:
- Tất cả các vấn đề đồng chí Trưởng đoàn vừa báo cáo, tôi nhất trí. Song có một vấn đề tôi hơi phân vân: Số lượng Đảng viên của tốp xung kích đi chiến trường như thế có ổn không? Chỉ có ba Đảng viên, là đồng chí Lương và đồng chí Tuế, đồng chí Yến Nghi. Liệu có cần bổ sung thêm Đảng viên nữa không?
Ông Thiệu hút xong điếu thuốc lào rồi nói:
- Xin ý kiến các đồng chí? 
Bình lại phát biểu tiếp và thái độ rất nhiệt tình:
- Tôi xin có ý kiến thêm về trường hợp đồng chí Xặng. Là diễn viên mới về đoàn, mà  đã giao nhiệm vụ là tốp phó của tốp xung kích, liệu có vội quá không?
Ông Thiệu lại làm một điếu thuốc lào. Rít một hơi dài, phả khói ông nói có vẻ không bình thường:
- Tôi đề nghị đồng chí Bình nói rõ về cái vội vàng đưa đồng chí Xặng làm phó đoàn để hội nghị biết cớ phải đồng chí bảo tôi vội vàng. Nhân đây, tôi đề nghị các đồng chí sẽ xem: Xặng là diễn viên mới về đoàn, chưa là Đảng viên, nhưng đồng chí ấy có giấy giới thiệu của nhà trường là đã học lớp đối tượng và chuẩn bị kết nạp,  ta  xin Xặng về đoàn, nên trường chưa kịp kết nạp. Tôi thấy đồng chí ấy  là người có trách nhiệm với công việc, được quần chúng ủng hộ, biết vận động quần chúng. Tôi nghĩ đồng chí ấy sẽ hoàn thành nhiệm vụ tốt.
Đồng chí Trần Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ dự họp thấy không khí có vẻ gay cấn nên đứng dậy nói dung hoà:
- Thưa các đồng chí! Như vậy là đồng chí Thiệu và các đồng chí đã làm công tác tổ chức nhân sự theo tinh thần công văn số 33, của Thường vụ Tỉnh uỷ. Tôi thấy các đồng chí làm tốt không có gì phải tranh luận. Tôi không nói về trường hợp nhân sự cụ thể nào cả. Các đồng chí nhớ cho, sức mạnh là ở tập thể. Diễn viên, nhạc công đã thấm nhuần tinh thần nhiệm vụ của đợt đi công tác xung kích phục vụ bộ đội ở chiến trường, của Thường vụ Tỉnh uỷ rồi, tôi tin là anh em sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.  Y kiến đồng chí Bình, nói là cho hết nhẽ, để chúng ta cân nhắc thôi, chứ theo tôi  không có vấn đề gì khó dễ.
Ông Thiệu lại làm một điếu thuốc lào rồi kết luận:
- Chúng ta thống nhất theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyên uỷ viên Thường  vụ Tỉnh uỷ đã nói hết nhẽ rồi.
Giờ tôi xin thông báo về thời gian. Dự kiến là tối 16 tháng 3 ta đề nghị Thường vụ Tỉnh uỷ duyệt chương trình nghệ thuật của tốp xung kích. Và nếu không có gì thay đổi thì ngày 20 tháng 3 ta xuất phát. Còn vấn đề đi rèn hành quân ta sẽ đi vào các buổi tối hàng ngày. Yêu cầu là đảm bảo trọng lượng trong ba lô như  quy định, nghĩa là 25 cân. Thời gian đi rèn là hai tiếng đồng hồ, để có sức chịu đựng quen. Vì hầu như hành quân trong mặt trận là đi bộ, trên vai có cả đạo cụ, nhạc cụ, và  trang phục biểu diễn nữa,  Cuộc họp đến đây là hết.
Buổi tập trên sàn, coi như chạy chương trình, thời gian đúng 35 phút, chưa kể giới thiệu. Xặng có mặt trong tất cả các điệu múa, Nói tiếng phổ thông chưa được mạch lạc, nhưng giọng Xặng có nhạc cảm, nên sự nhấn nhá, to nhỏ, nhanh chậm, nghe rất tình cảm mang được cái hồn của tiết mục đến cho người xem. Xặng rất tự tin và hết mình với công việc mới mẻ này. Tất cả diễn viên nam nữ trong đoàn, nhất là các bạn học cùng trường về đoàn  với Xặng, đều chúc mừng và động viên Xặng.     
Mười chín giờ ngày 16 tháng3, người ngồi đã kín ghế hội trường. Bí thư Tỉnh uỷ cũng có mặt, cùng các đồng chí trong Thường vụ, lãnh đạo các Ngành, đoàn thể và nhân dân trong khu vực đóng quân đến xem rất đông, cánh màn sân khấu mở ra. Ông Thiệu chỉnh tề trong bộ quần áo Com lê. Ra  giữa sân khấu cất giọng nghiêm trang:
- Kính thưa đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ. Kính thưa các đồng chí đại diện các ban ngành, đoàn thể…Ông Thiệu trưởng đoàn văn công nói về quá trình xây dựng tiết mục của tốp văn công xung kích, về sự cố gắng của anh chị em diễn viên ông trân trọng cám ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự giúp đỡ tận tình của bà con xóm Bắp đối với đoàn. Cuối cùng ông thay mặt toàn đoàn và tốp văn công xung kích hưas hoàn thành tốt nhiệm vụ do lãnh đạo và nhân dân các dân tộc trong tỉnhuỷ thác: Mang lời ca tiếng hat phục vụ bộ đội chiến sỹ ngoài mặt trận!
Tiếp lời ông trưởng đoàn, Xặng cinh tươi bước ra sân khấu làm nhiệm vụ của mình. Tiếng nhạc, tiếng côồng cho tiết mục mở màn bắt đầu nổi lên. Tiết mục tuy ít người, nhưng vẫn gây được cảm tình cho người xem. Đặc biệt tiết mục tấu nói “ Nắm cơm hoả tuyến”của Yến Nghi  gây xúc động mạnh cho người xem, vì diễn viên cũng thể hiện tốt. Đến đoạn diễn có câu nói: “ Thừa một nắm cơm, hay thiếu đi một người đồng chí”, Khiến  cả hội trường như lặng đi. Mọi người hình dung ra sự khắc nghiệt ở chiến trường. Thừa một nắm cơm tức là một người đồng chí đã hy sinh! Bí thư Tỉnh uỷ lấy khăn mùi xoa  lau nước mắt.
Chương trình biểu diễn xong, cả hội trường đứng dậy vỗ tay theo tiết tấu của bài hát “Giải phóng Miền Nam.” Bí thư Tỉnh Uỷ lên sân khấu bắt tay từng diễn viên và tặng hoa. chúc tốp đi xung kích sẽ hoàn thành nhiệm vụ,   
Sáng sớm ngày 20 tháng 3 chiếc xe Zin 130 mang biển số màu đỏ  của Bộ huy quân sự tỉnh đã có mặt ở sân nhà ăn của đoàn văn công. Từ bốn giờ ba mươi phút sang, Xăng đã gọi chú Yến Nghi chuẩn bị xếp đồ lên xe. Yến Nghi nhà viết kịch là Phó trưởng đoàn văn công kiêm đội trưởng đội kịch của đoàn, nhưng đi xung kích đợt này, Yến Nghi được lãnh đạo Ty Văn hoá Thông tin chỉ định là tốp trưởng tốp văn công xung kích . Tất cả các anh em trong tốp đã dậy trước giờ quy định, ba lô gọn gàng. Xặng huy động mấy cậu con trai  xếp  lên xe tất cả các ba lô quần áo của tiết mục,ba lô cá nhân, dụng cụ của bộ phận nuôi quân Một cái băng rôn bằng vải đỏ có hàng chữ thật trang trọng “Chúc tốp xung kích lên đường chân cứng đá mềm”được căng lên.
Trời sáng rõ, ánh mặt trời đã chiếu lệch trên đỉnh núi cao. Các bố mế ở trong xóm Bắp đã đến sân nhà ăn của Đoàn. Diễn viên ở nhà, và diễn viên đi xung kích tập trung từng tốp từng tốp, chia sẻ với nhau tình cảm  người đi  người ở .
Ông Thiệu trưởng đoàn hỏi trực ban:
-  Khách đã đến chưa?
-  Báo cáo chú, khách ở trên tỉnh đã đến rồi, đang ở phòng khách.
- Cậu vào bảo chú Tâm mời khách ra để ta bắt đầu, không muộn mất, máy bay Mỹ sắp hoat động rồi đấy.
Đoàn khách Trưởng ban Tuyên giáo và lãnh đạo ngành Văn hoá Thông tin đã ra ghế ngồi. Bà con trong xóm Bắp đứng chật sân. ‘
Trên cái bàn đã kê sẵn, có một lọ hoa rừng trông thật tươi tắn và rất “văn công.” Ông Thiệu chờ mọi người trật tự rồi cất tiếng  nói thật dõng dạc nhưng rất tình cảm:
- Kính thưa đồng chí Trần Nguyên Thường vụ Tỉnh Uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo! Kính thưa các đồng chí đại biểu khách quý, bà con xóm Bắp cùng toàn thể các đồng chí nam nữ diễn viên Đoàn văn công thân mến! Hôm nay một bộ phận xung kích của Đoàn lên đường đi công tác, phục vụ bộ đội ở chiến trường Miền Nam. Đây là niềm vinh dự cho Đoàn văn công tỉnh. Chúng tôi xin hứa với lãnh đạo và bà con sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng này. Tôi xin giới thiệu đồng chí Bùi Thị Xặng,  tốp phó, tốp văn công xung kích lên phát biểu. Xặng vận bộ quân phục bô đôi, đầu đọi mũ tai bèo, đi lên cái bàn mà trưởng đoàn vừa đứng đó phát biểu. Xặng cười tươi rói, hai má ửng hồng lên.
- Kính thưa các bác, các chú đại biểu! Thưa ban lãnh đạo đoàn! Thưa các bạn. Tôi  thay mặt cho mười bảy thành viên trong tốp văn công xung kích của đoàn đi công tác đợt này, xin hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đoàn và tỉnh  cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh trao cho chúng tôi. dù chúng tôi phải gian khổ, vất vả, phải đương đầu với bom đạn kẻ thù. Chúng tôi se vượt qua. Hẹn ngày chiến thắng trở về.
Tiếng hoan hô vang dội. Tất cả đoàn chạy lên vây lấy Xặng mà hôn, mà chúc mừng. Sân nhà ăn của đoàn như tràn ngập không khí lưu luyến, bùi ngùi, bịn rịn, chia tay.
Xe chở tốp xung kích đã nổ máy, bấm còi. Các thành viên trong tốp đi, đã lên xe.  nước mắt cứ trào ra. Người ở nhà cũng vậy. Ông Thiệu trưởng đoàn, không cầm nổi nước mắt. Ông đã mất bao công sức, lặn lội với các diễn viên nhạc công. Có không ít diễn viên thường gọi ông bằng bố. Vì lẽ ấy mà ông chỉ vẫy tay tiễn đưa chứ không ra cạnh xe. Ông sợ  ông không nén nổi xúc động, làm cho diễn viên thêm sự  bịn rịn.  Chờ cho xe chuyển bánh và đi khuất vào lối rẽ vào trụ sở của đoàn sơ tán, ông  mới đứng ra và ứa nước mắt nhìn vào khoảng không hun hút cuối con đường thân quen.


HOA MUA TÍM - chương VI

 VI     

Bốn năm theo học trường Nghệ thuật Tây Bắc, hôm nay Xặng nhận bằng tốt nghiệp ra trường. Bốn năm học có bao nhiêu trăn trở, nhiều lúc phải quyết tâm lắm để vượt qua, những thử thách về chuyên môn, kỷ luật, quan hệ thầy trò, bạn bè và nhiều mối quan hệ khác nữa.  Nói vậy thôi, cùng lứa, cùng trà có bước trưởng thành như Xặng cũng ít người.
- Tất cả các em vừa thi tốt nghiệp hôm qua, tập trung lên sàn múa. Ban giám hiệu nhà trường gặp.và trao nhiệm vụ.  Nhớ mặc quần áo dân vũ đầy đủ.
Người vừa nói là Hoàng cán bộ phòng đào tạo. Đoàn văn công tỉnh ở gần nơi trường sơ tán, muốn xin diễn viên tốt nghiệp khoá này.
Hội trường đã đông đủ các thầy cô trong Ban giám hiệu, các Trưởng khoa và học sinh. Thầy Tiềm Hiệu trưởng đứng dậy nói rất trịnh trọng:
- Tôi xin giới thiệu với các đồng chí trong Ban giám hiệu và các thầy cô Trưởng phó các khoa trong nhà trường. Hôm nay các đồng chí lãnh đạo của Đoàn văn công tỉnh có mặt để xem các em biểu diễn những phần cơ bản về múa, Đoàn văn công tỉnh có ý định bổ sung lực lượng diễn viên trẻ cho Đoàn để làm nhiệm vụ mới. Bây giờ mời các đồng chí xem các em biểu diễn.
Luy đứng lên giới thiệu:
- Đây là mười hai em thi tốt nghiệp hôm qua, các em sẽ trình bày ba tổ hợp múa dân gian để các đồng chí xem-. Luy quay vào  trong hậu trường-  Các em đã chuẩn bị xong chưa?
- Xong rồi ạ.
- Thế thì bắt đầu đi. Mời các đồng chí xem tổ hợp thứ nhất: Múa dân gian đồng bằng.
 Dàn nhạc của nhà trường gồm toàn nhạc cụ dân tộc và bộ gõ. nổi nhạc lên. Không khí trong hội trường bỗng ấm áp và đầy ắp  không gian nghệ thuât. Cả hội trường im lặng   chờ tốp múa ra. Xặng cầm hai cái quạt đi ra đầu tiên, mười hai em đi tiếp theo. Nét uyển chuyển của tổ hợp múa dân gian đồng bằng làm cho mọi người nghiêng ngả theo, nhất là khi Xặng xoay người cùng hai cái quạt với nụ cười thật duyên. Những người có nghề, thì thật sự hài lòng.Trong điều kiện sơ tán, phương tiện học tập và sinh hoạt thiếu thốn các em đã rèn luyện, học tập và biểu diễn được như hôm nay là quý lắm. Tiếng vỗ tay hoan hô ran lên.
Tổ hợp múa thứ hai và thứ ba đều làm hài lòng người xem.Sau buổi biểu diễn, lãnh đạo trường và lãnh đạo Đoàn văn công về phòng khách. Nói là phòng khách cho nó oai, chỉ có ba gian nhà tranh, có bàn ghế, có lọ hoa rừng trên bàn kê giữa nhà. Nhà khách  làm ở chân quả đồi có nhiều cây cổ thụ, gần nhà Ban giám hiệu. Cây rừng che bóng nhà lại hướng nam , gió tự nhiên thổi từ núi cao xuống nên trong nhà rất dễ chịu, cô công vũ nhà trường bê ra một khay cốc thuỷ tinh và một cái bình thuỷ tinh to đựng đầy nước mầu vàng trong. Cô rót vào các cốc  mời:.
Ông Tiềm tươi cười:
- Báo cáo các anh các chi, đây là nước ngô. Nhà bếp lấy râu ngô trên nương mang về rửa sạch, đun lên, các em học sinh uống cho lành bụng.
Và ông vào việc luôn:
- Bây giờ xin ý kiến của các anh chị Đoàn văn công tỉnh, về chương trình các em biểu diễn.
Cô Điệp phó Đoàn văn công phát biểu.
- Lớp múa của các anh rất tốt,  các em diễn viên nắm rất chắc phần cơ bản, Tuy chỉ là những tổ hợp nhưng các em biểu diễn tình cảm, chuẩn về động tác. Do vậy, tôi có ý kiến thế này: Tuy chưa báo cáo đồng chí Trưởng đoàn ở nhà, Nhưng có thể Đoàn chúng tôi sẽ tiếp nhận toàn bộ lớp múa này về Đoàn  công tác.
Hội trường vang tiếng vỗ tay hoan hô. Ông Tiềm đứng dậy bày tỏ lòng cám ơn.
Một tuần sau, học sinh múa khoá ba thi tốt nghiệp đã xong, hầu hết đạt điểm khá và giỏi, lễ trao bằng tốt nghiệp cho các em thật trang trọng. Tiếp đó nhà trường trao cho các em  quyết định về Đoàn văn công tỉnh,
Trời còn tối đất, Xặng gọi các ban dậy, ra bến ô tô khách lấy vé về xuôi. Bến xe khách  rất đông học sinh  và cán bộ đi công tác. Cả đoàn để ba lô ở một chỗ cử người ngồi trông. Xặng đại diện liên hệ mua vé, Hành khách đứng xếp hàng từ lâu mà chưa có người bán vé. Xặng vừa chen vào hàng người vừa nói:
- Các bác, các cô chú thông cảm cho cháu!
Một người trong tốp xép hàng hỏi:
- Có giấy giới thiệu không?
 Xặng nhanh nhẹn chìa tờ giấy giới thiệu của nhà trường ra:
- Dạ chúng cháu có giấy giới thiệu đây ạ.
 Mọi người im lặng dãn ra cho Xặng chen vào hàng. Người bán vé xe ô tô là một thanh niên, anh nhìn giấy giới thiệu hỏi Xặng :
- Trường nghệ thuật đi đâu mà đông thế?
- Chúng cháu về quê, học xong rồi mà. Về quê, rồi chúng đi nhận công tác.
 Anh bán vé nói vui:
- Hát lên một bài thì mới bán vé cho.
- Chúng cháu chỉ biết múa thôi chứ không biết hát đâu. 
Anh bán vé nói và cười rồi đưa vé và nói vui với Xặng:
- Cho nợ nhé. Lần sau không hát là không bán vé cho
Ngồi trên xe, Xặng và các bạn đều mong mau chóng về nhà để gặp người thân trong gia đình, và xem trong  mường có gì thay đổi không? Xe đi mỗi lúc một nhanh vì đường đa phần là xuống dốc. Người phụ xe có nhiệm vụ cảnh giới, máy bay Mỹ.
Chuyến xe khách đã đến cây số 46 để về cửa ngõ Tây Bắc, Xặng cố nhoài người ra của xe để xem lúc này mình đang ở đâu?  Bất chợt Xặng nhận ra thác nước chảy reo lên:
- Sắp về quê mình rồi các cậu ơi!
- Đã tới Thung Khe chưa chị Xặng? 
-Sắp đến rồi! Thác Phú Cường ngay trước mặt kia kìa, các cậu có nhìn thấy không? ,    Xe cứ lao nhanh về phía trước. Xặng mừơng tượng ra sự gặp gỡ bất ngờ khi về đến nhà Bố Đảm máng Chiện và ba cô em gái thế nào? Cái Hương, cái Vân, cái Hằng và mấy đứa cùng Xặng đi thả trâu bò trong thung Đụn ngày nào, Trong đó có một người Xặng như cồn cào  nhớ thương, chỉ mong về thật nhanh, để lên bản Chiềng Lau gặp  anh.
Xe đã vào bến. Bến xe nằm dưới bóng một cây đa  cổ thụ. Tuổi cây đa này ít ra  một trăm năm trở lên, che rợp bóng cho cả một vùng đất rộng. Người đi xa về thường ngồi dưới tán cây đa mà nghỉ ngơi cho đỡ mệt, nhất là về mùa hè. Những cơn gió thổi từ dưới sông làm nên cái mát mà không ở đâu có.
Xe vừa dừng và tắt máy, Xặng cùng tốp bạn  nhanh chóng xuống xe và ở tư thế hành quân: vai đeo ba lô, bi đông nước ngang hông, đầu đội mũ cối, sẵn sàng lên đường. Xặng  nói với các bạn:
- Các bạn về nhé. Cho mình giử lời hỏi thăm gia đình. Hẹn ngày gặp nhau ở Đoàn văn công!
Mỗi người mỗi hướng, người về mường Khặng, người về mường Mu, các em chào nhau ríu rít như bà chim chuẩn bị bay xa.
Đường về mường Mùn, vẫn như xưa.  Những quả đồi khi Xặng nhập trường  là đồi trọc nay bạch đàn, keo tai tượng  đã vươn cao, đang ngả nghiêng theo gió. Về gần đến nhà Xặng gặp Hằng cô em gái Xặng  thương yêu hơn cả, Hằng reo lên:
- Ôi chị Xặng đã về! Sao chị lại mang cả ba lô thế này?
Xặng ôm lấy Hằng, tựa lưng vào cây quât hồng bì bên lối vào nhà hai chị em ôm nhau không nói được gì. Hằng sung sướng đến chẩy nước mắt, vì lâu quá hôm nay mới gặp chị, Hằng là cô em Xặng quý thương, thường cho đi theo vào Thung Đụn lùa trâu bò về nhà,  đi hát sim chín, hái hoa mua tím mang về kẹp vào sách học…  Hồi lâu hai chị em mới nói được những điều cần nói.
- Em đi đâu? Bố Đảm, máng Chiện có khoẻ không?  Hương, Vân thế nào hả em?    Hằng nhoẻn  cười cầm tay chị gái nói thật tình cảm:
- Cả nhà hôm nào cũng nhắc chị, nhất là mấy ngày gần đây. Sao chị không viết thư về cho bọn em, Chị Xặng có biết không, Có một anh tên là Pinh, em chưa gặp bao giờ, trông đẹp trai , mang bao nhiêu thứ cho bố Đảm máng Chiện. Nghe bố Đảm nói anh ấy là người ở Chiềng Lau. Anh ấy cứ nói chuyện về chị và hỏi bao giờ thì chị học xong? Bố Đảm nhà mình thì cứ cười và trả lời. Chứ không hỏi xem anh ấy thế nào? Chị ơi anh ấy thế nào,. mà anh ấy  biết chị đi học ở trường Nghệ thuật, và học múa.
Xặng cười nhìn Hằng, hỏi:
- Còn chuyện gì nữa không?
Hằng đứng thẳng người dậy:
- Chị Xặng biết không, cái Vân nhà mình sắp được đi học nước ngoài rồi đấy.
- Vân đi học ở nước nào?
- Chị Xặng ạ. Cái Vân nhà mình nó được đi học bên Liên Xô . Em không biết kỹ lắm,  chỉ nghe người ta nói như vậy. Quốc tế người ta lấy đi, cả xã chỉ có một mình cái Vân thôi. Nghe nói họ đào tạo cho vùng dân tộc ít người, nay mai là cán bộ cho bản, cho mường mà chị. Chỉ có em, là không được đi đâu cả. Thế chị Xặng về ở nhà không phải đi nữa à?
Xặng cười và nói:
- Học xong thì phải về, chứ ở lại trường ai nuôi? Nghỉ xong những ngày ở nhà chị đi nhận công tác ở Đoàn văn công tỉnh. Tỉnh cho mình đi học mà, học xong phải về Tỉnh công tác chứ.
- Ôi sướng nhỉ. Thế là chị thành diễn viên rồi, em lại được xem chị biểu diễn rồi.
Hai chị em đã tới lối rẽ về bản rồi. Xặng bỗng nhớ lại những kỷ niệm của tuổi thơ
Ôi cây Vả!đầu mường Quả vẫn chíu chít, có quả chín mọng đỏ mà không ai bứt để ăn. Cái bể nước công cộng Xặng hay tắm ở đây vẫn thế, không có gì thay đổi cả. Có khác chăng là bể nay rêu mọc xanh nhiều hơn. Đây vòi nước từ trên đồi chảy xuống như ngày Xặng ở nhà, nhưng hình như có phần hơi nhỏ đi ....
Về tới cổng nhà, Hằng đi lên trước nhấc cánh cổng để hai chị em cùng vào  Hương đang ngồi với bố Đảm và máng Chiện nói chuyện vui, phát hiện có tiếng mở cổng, vội kêu thật to:
- Bố ơi!  Máng ơi! Chị Xặng đã về…
Ông Đảm và mế Chiện chạy ra cửa vóng nhìn xuống sân, thấy Xặng khoác ba lô đi trước, Hằng theo sau. Xặng không kịp rửa chân chạy vội lên cầu thang vào nhà luôn. ào đến chỗ máng Chiện. Ông Đảm  mừng đến chảy nước mắt bảo con gái:
- Kìa bỏ ba lô ra đã con!
Xặng vừa tháo ba lô ra vừa hỏi bố :
- Bố và máng ở nhà có khoẻ không? Con nhớ nhà quá mà không về được, vì phải học liên tục. Với lại nếu về thì không có tiền đi xe ô tô.
Xặng chạy vào gian trong xem có gì khác không? Trên  bếp, nồi khoai đang sôi ,Xặng hỏi:
- Khoai luộc được chưa hở máng?
- Lâu rồi, ăn được rồi đấy.
Hương nhanh nhẹn gọi Hằng:
- Hằng ơi mang rổ ra đây để lấy khoai cho chị Xặng ăn. Mau lên.
Cả nhà vui vẻ, ông Đảm nhìn mế Chiện, thấy mế vui nhiều so với  mọi ngày. tiếng nói cười đầy ắp nhà. Trong lúc vui  mế Chiện nói với cô con gái vừa đi xa về.
Xặng à cái thằng Pinh hôm nọ nó đến chơi,  mang bao nhiêu thứ  mà. Nó nói là con đi học mà không nói nó biết.  Nó nói để trách con đấy. Con người như thế là có tình cảm, có   trước, có sau.
Mế Chiện đứng dậy đi vào bếp. Còn ông Đảm vẫn ngồi cùng bốn cô con gái, Có lẽ lâu lắm mới có dịp bố con ngồi với nhau lâu thế này ông nói:
- Chị Xặng nghỉ mấy ngày rồi lại đi công tác. Ba đứa mày ở nhà phải chịu khó học giỏi vào, rồi nay mai lại đi như chị Xặng.
Ông Đảm thở dài.
- Vậy là ở nhà chỉ có bố và máng Chiện các con thôi! Còn các con là người nhà nước cả.
Các cô con gái cười vang  nhà:
- Hôm nay bố nói hay thế.
Ngoài trời gió nhẹ thổi, những đám mây trắng bồng bềnh trên đỉnh đồi phía xa mấy con cò giang cánh bay về hướng rừng già đầu nguồn. Trời bỗng dưng như thấp xuống, Đường vào Thung Đụn thấp thoáng người ra vào. Những cụm hoa Mua tím ở quả đồi bên lối vào thung, thẫm một mầu hoa, khi gió trời thổi mạnh. Suối đầu nguồn vẫn ầm ào lúc to, lúc nhỏ, có lúc thì thầm như tiếng sáo Ôi ai  thổi đâu đây.
    

HOA MUA TÍM - chương V

     V         
Sau một tuần diễn tập phối hợp các binh chủng cấp Sư đoàn, do Quân khu chỉ đạo, với đầy đủ quân số và phương tiện kỹ chiến thuật của quân đội chính quy hiện đại: Các bài học chiến thuật được áp dụng như vượt sông, vượt đầm lầy, đánh giáp lá cà... trung đoàn được Tư lệnh quân khu khen. Đại đội một- ba- tư được Sư đoàn khen và trao cờ thi đua, “Đại đội đầu đàn” của toàn Sư đoàn. Đại đội tính phần trăm quân số để trực doanh trại , còn lại cho nghỉ phép ba ngày để xả hơi sau những ngày diễn tập vất vả. Những chiến sỹ nào nhà ở xa không về được thì ở lại doanh trại nghỉ gọi là nghỉ tại trại. Vào nhà dân cho thư giãn và làm công tác dân vận, cũng là một nội dung học tập của tân binh.
Pinh ngồi một mình ở giường đang sửa lại cái lưới bọc mũ, để khi cần nguỵ trang thì có ngay, không phải đan lưới mới. Anh em trong trung đội đi chơi hết. Người ra phố Rịa, người vào các làng gần doanh trại, như làng Đồi Khoai, làng Láo để giao lưu với các thanh niên trong làng. Pinh ngồi nghĩ một mình: Sau cái đêm giao lưu với Đoàn văn công Quân khu cũng lâu rồi, mà không có tín hiệu gì của Đoàn cả. đêm ấy, Nhạc sỹ Đôn Truyền có nói:
- Pinh cứ  học tập cho tốt đi, rồi bọn mình sẽ lấy cậu lên dàn nhạc của đoàn. Yên tâm nhé.
Vậy mà đến hôm nay vẫn không có một tia hy vọng; mới chán chứ. Pinh đem cây đàn viôlôn bằng ống bương ra kéo một làn điệu khắp Thái. Các chiến sỹ ở tiểu đội bên nghe thấy nét nhạc hơi buồn, không hiểu bài gì liền chạy sang hỏi:
- Nhạc sỹ kéo đàn bài gì sao mà buồn thế?
- Bài dân ca quê mình đấy. Nhớ nhà mà, nhớ bố mẹ, nhớ con suối đầu nguồn lắm rồi. một chiến sỹ bảo:
- Pinh ơi kéo bài khác đi.
Pinh không nói gì, cắp cây đàn vào cằm, cầm Acher miết vào dây đàn kéo bài “ Chị Mai xuống chợ”Tới đoạn cao trào, Pinh cho tiếng đàn kêu hết cỡ. Mấy chiến sỹ nhìn nhau nói:
- Hay thật, lúc này nghe đàn mới đúng, các cậu ạ.
Mấy chiến sỹ nói với Pinh: nghe đàn của cậu bọn tớ thấy nhớ nhà đấy. Nhưng không về được đâu. Một chiến sỹ muốn xoá đi cái không khí buồn, lên tiếng:
- Ta ra phố Rịa cho vui đi, các cậu?
Tất cả  nhất trí, hô to:
- Nhất trí, hôm nay là phiên chợ mà. Đi thôi các cậu.
Pinh cất đàn rồi cùng đi.cùng với anh em, qua võng gác, Chiến sỹ vệ binh  nói vui:
- Đi chơi với nhạc sỹ thì vui rồi! Này về là phải có quà đấy nhé
Pinh  đi lùi lại phía sau, vừa đi vừa suy nghĩ. Nếu mình được lên văn công Quân khu thì sao? Liệu mình có làm được không? mình yêu cái nghề đàn nhạc ấy lắm. Lúc ấy, mình sẽ có một cây đàn hẳn hoi. Không phải kéo đàn viôlôn bằng ống bương như bây giờ lại không phải lăn lộn đời lính bộ binh, biết bao vất vả, so với  lính binh chủng khác. Tất nhiên đã là lính. thì đều gian khổ, mình đã biết rồi … Pinh đang luẩn quẩn với những ý nghĩ tương lai, thì mấy chiến sỹ rủ nhau vào quán nước bên đường. Thỉnh nhanh nhẹn gọi một đĩa kẹo vừng Đây là đặc sản địa phương. Rịa là vùng làm kẹo vừng có tiếng,  kẹo vừng Rịa đi các nơi được mọi người ưa chuộng,đã ngọt lại rẻ. Có năm hào một cái. Thỉnh rất khéo, gọi ngay món kẹo vừng là vừa với ngân khố anh lính tân binh, thêm cốc nước chè làm ngọt giọng, chơi phố xong về doanh trại là được rồi. Mấy chú lính vừa ăn kẹo, uống nước chè vừa nói chuyện tầm phào rất vui. Pinh bắt đầu nói cười và hoà vào cái không khí của ngày nghỉ không quên nhắc lấy mấy cái kẹo mang về cho anh em vệ binh. Thỉnh lấy một gói kẹo còn nguyên chưa bóc, rút trong túi tờ xanh xanh thanh toán mà vẫn không hết. .
Bẩy ngày nghỉ, hôm nay đã hết. Nhanh thật. Tối, kẻng điểm danh toàn tiểu đoàn. Đại đội Một- ba- tư tập hợp điểm danh ngay sân sau nhà đại đội không thiếu một ai. Chính trị viên đại đội Nguyễn Thế Kỷ đứng trước hàng quân nhận xét:
- Những ngày nghỉ vừa qua các đồng chí thực hiện tác phong quân nhân tốt, giờ trả phép không ai chậm, đảm bảo sức khoẻ. Bây giờ tôi phổ biến công việc. Sáng mai.toàn đại đội tập trung ở hội trường tiểu đoàn để học tập về nhiệm vụ mới của quân đội và của trung đoàn chúng ta trong thời gian tới. Với nội dung quan trong như tôi vừa nói, yêu cầu của đại đội không được thiếu một đồng chí nào trong buổi học tập. Các đồng chí rõ chưa?
- Rõ! Đồng chí chính trị viên lại hỏi tiếp:
- Đồng chí Hà Văn Pinh tiểu đội ba, trung đội bốn có ở đây không?
Pinh như giật mình đáp:
- Có tôi:
- Đồng chí Pinh trước giờ đi ngủ lên phòng chỉ huy đại đội gặp tôi:.
Chiến sỹ ra về, cười nói vui vẻ. Về tới phòng Pinh rất sốt ruột nên vẫn để nguyên quân phục, đi lên phòng chỉ huy đại đội ngay, xem có việc gì mà thủ trưởng lại yêu cầu lên gặp vào giờ này:
Thủ trưởng Kỷ ân cần nói với Pinh:
- Vào đây. Vào đây. Bây giờ ta tâm sự với nhau nhỉ?
Pinh nhẹ nhàng nói với thủ trưởng:
- Dạ thủ trưởng cứ nói đi ạ.
Chính trị viên nhìn Pinh và nói vừa đủ nghe:
- Cậu có quyết định lên Đoàn văn công Quân khu công tác. Quyết định mình cầm đây. Nhưng ngày mai toàn trung đoàn học tập chính trị, quán triệt cán bộ chiến sỹ trong trung đoàn, bước vào chiến dịch rèn luyện để đi B dài, Măt trận yêu cầu, chúng ta phải sẵn sàng. Bây giờ mình muốn hỏi cậu về quyết định này:Đây là quyết định của cậu. Lên văn công hay ở lại đơn vị, là hoàn toàn do cậu quyết định. Thế nào? Pinh rõ câu chuyện  chúng mình tâm sự chưa nào? Pinh nói:
- Nghe xong Pinh  thấy nhẹ người, vì không phải viẹc dữ mà là việc vui. Rất nhanh Pinh hỏi lại thủ trưởng Kỷ:
- Theo thủ trưởng thì tôi nên thế nào ạ?
Chính trị viên Kỷ cười:
- Mình hỏi lại cậu, cậu lại hỏi mình là thế nào nhỉ?
Cả Thủ trưởng và Pinh cùng cười thoải mái như hai anh em, không còn ranh giới thủ trưởng, và chiến sỹ nữa. Thủ trưởng Kỷ đứng dậy vào đầu giường lấy ra mấy cái kẹo lạc.
- Ăn đi cho vui. Đời lính, thế này là oách rồi phải không?
- Em  cũng thích kẹo lạc lắm thủ trưởng ạ.
- Vậy thì ăn đi. Tý nữa cầm về mấy cái, sáng mai ăn cho vui. Cây đàn bằng ống bương vẫn phục vụ bộ đội đấy chứ?
- Vâng. Tôi vẫn kéo đàn lúc không bấn việc gì, khi ậô đội yêu cầu. Vì tôi yêu cây đàn ấy lắm thủ trưởng ạ.
- Tốt lắm! Cứ thế mà phát huy nhé.
Thủ trưởng mở tủ lấy tờ giấy quyết định ra đưa cho Pinh và nói:
- Bây giờ mình đưa cho cậu quyết định này. Cậu về suy nghĩ trong đêm nay. Một là lên Đoàn văn công Quân khu công tác. Hai là ở lại đơn vị cùng bộ đội rèn luyện để đi B dài. Tức là đi chiến trường. Quyết định thế nào cậu phải báo cáo mình vào sáng mai, sau giờ thể dục buổi sáng. Bây giờ muộn rồi, cậu về đi ngủ.
Pinh cầm tờ giấy Quyết định:
- Cảm ơn thủ trưởng. Tôi về ạ.
 Từ phòng đại đội ra về, Pinh phân vân nghĩ: Lên đoàn văn công thì lúc nào mà chả được. Nhưng đi B dài, tức là đi chiến trường, nếu không đi đợt này, nhỡ nay mai không còn giặc Mỹ, thì đi chiến trường đánh ai!. Pinh mắc màn, lên giường định đi ngủ, nhưng không tài nào nhắm mắt được, chỉ mong trời mau sáng, để lên trình bày với chính trị viên  ý định của mình về tờ quyết định tối qua. Thật tình cả hai con đường Pinh đều muốn cả. Nhưng ở đời đâu vậy được! Trời chỉ cho có một thứ, cho nên phải suy tính cho kỹ.Trời đêm yên tĩnh, tiếng ngáy đều đều của đồng đội nghe thật đơn giản. Pinh chui ra khỏi màn, rồi ra đầu nhà trung đội đứng ngắm trời sao. Nghe tiếng nước chảy ở con suối xa, Pinh thấy nhớ nhà, nhớ bản, đến cồn cào. Pinh cứ đứng lên ngồi xuống ở một cái khoảng không nhỏ hẹp. Có tiếng động mé sau, Pinh giật mình quay lại thì ra là Trụ. cùng nhập ngũ một ngày với Pinh. Trụ hỏi Pinh:
- Sao đêm không ngủ lại ra đứng đây ?
- Không ngủ được vìcó nhiều điều phải nghĩ mà.
- Có việc gì vậy?
- Ngày mai học chính trị. Nghe nói là quán triệt nhiệm vụ mới của quân đội, để đi B ...
Trụ cười nói vẻ như không quan trọng:
- Điều ấy thì chưa biết thế nào với đời lính chiến cả. Nghe nói có thời gian quân ta đi rèn đủ yêu cầu là lên đường luôn. Nhưng có đợt  mới rèn được độ một tháng là thầy trò đã lên đường rồi. Riêng về trung đoàn mình, tớ cũng nghe được lơ mơ.
Pinh đi theo Trụ vì Trụ đang làm nhiệm vụ trong phiên gác. Pinh nói vứi Trụ vừa đủ nghe:
- Tớ có quyết định lên Đoàn văn công Quân khu công tác, thủ trưởng Kỷ đưa cho tớ tối hôm qua. Nhưng tớ cũng lại muốn đi chiến đấu.
- Đi B là vất vả, khổ sở đấy, không như văn công đâu. Thôi,  tớ chuẩn bị đổi gác đây,  cậu cũng về ngủ đi. Nên nhớ rằng làm trai cho đáng nên trai, mà lại là trai người Thái. Chia tay Trụ, Pinh về giường ngủ, nhớ những điều Trụ nói. Đúng!...
Ăn sáng xong, Pinh đi như chạy về nhà trung đội, treo cái bát vào nơi quy định,  mở ba lô lấy tờ giấy quyết định, chỉnh trang quân phục rồi lên nhà đại đội. Pinh vào đến cửa phòng thì thủ trưởng Kỷ đã ngồi ở bàn làm việc. Pinh vội báo cáo ngay vì sợ thủ trưởng bận việc:
- Báo cáo tôi xin gặp thủ trưởng.
Chính trị viên Kỷ nói với Pinh bằng giọng ân cần:
- Vào đây! Cứ vào đây đã:
- Báo cáo thủ trưởng, tôi xin ở lại đơn vị, không lên văn công quân khu nữa ạ.
Thủ trưởng Kỷ nhìn Pinh:
- Đã suy nghĩ kỹ chưa? Có tham khảo ý kiến của ai không mà quyết định cứng rắn thế?
- Tôi đã suy nghĩ kỹ rồi ạ. Và cũng đã hỏi ý kiến đồng đội.
- Thôi được! Mình thay mặt cho ban chỉ huy đại đội hoan nghênh quyêt định của cậu. Mong rằng Pinh là một chiến sỹ tốt, hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới.:
- Tôi xin gửi lại thủ trưởng tờ quyết định này. Cám ơn thủ trưởng, tôi đi xuống hội trường để học tập.
 Chấp hành lệnh của Quân khu, tất cả các trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội trực thuộc đều đã sãn sàng trên bệ phóng. Chiến trường đã vào giai đoạn khẩn trương quyết liệt. Thời cơ đã đến, chiến trường cần sự chi viện lớn cả về người vũ khí, hậu cần lương thực. Mặt trận Bê ba, Mỹ đã bắt đầu dùng B. 52 rải thảm. Một loại máy bay ném bom mang tính huỷ diệt hàng loạt. nhằm  làm cho quân ta tê liệt về sức chiến đấu. Trên mặt trận Khe Sanh, cứ điểm Tà Cơn và nhiều cứ điểm khác nữa, quân ta ngày đêm bao vây, không cho chúng ra chúng ra khỏi hầm và lô cốt. Chính vì vậy mà quân ta cũng bị tiêu hao lực lượng. Lệnh từ chỉ huy sở Sư Đoàn đưa xuống:  Chi viện cho  Bê ba, chủ yếu là mặt trận Đường Chín, Khe Sanh, nơi đang nóng bỏng và mang tính chiến lược của toàn chiến trường,. Trên đường Trường Sơn xe kéo pháo, xe vận tải hàng hoá cùng bộ đội hành quân vào như trẩy hội. Máy bay IL19 liên tục bay trên bầu trời. Pinh là tiểu đội trưởng tiểu đội dẫn quân củađại đội  một- ba- tư đã đến phà Long Đại sớm nhất để vượt sông.
Bến phà Long Đại trên đầu nguồn sông Thạch Hãn, các chiến sỹ giao  liên đưa bộ đội ta qua sông  chủ yếu là vào ban đêm. Tiểu đội Pinh vượt sông trước, đột phá cho đại đội và tiểu đoàn. Toàn đơn vị phải qua sông trong đêm, rất khẩn trương và bí mật. Thuyền chở bộ đội qua sông hầu hết do các nữ dân quân.điều khiển. Mỗi O một thuyền. Sang bờ sông bên kia, các thuyền quay lại ngay, để đi chuyến tiếp theo. Số quân đi vào đông hơn số quân đi ra.  không có ánh đèn sáng, các thuyền trên sông không hề dính vào nhau, đường đi đường về,  đã được quy định với các tay lái. Mới chập choạng tối, tiểu đội của Pinh đã xuống thuyền ngồi chờ, chưa có người chở,. lính ta ngồi tán chuyện Pinh là người đầu têu. Bỗng một nữ quân ra bờ sông nói to:
- Ai cho các anh xuống thuyền? Các anh có biết giờ này là giờ gì không?
Tất cả lính đang ú ớ, thì Pinh đứng dậy nói với đồng chí nữ dân quân:
- Báo cáo đồng chí. Chúng tôi biết là chúng tôi sai,.. 
- Đồng chí có phải là lãnh đạo không hè?
- Tôi là Hà Văn Pinh tiểu đội trưởng của tiểu đội.
- Tôi là Phòng người Quảng Trị, phụ trách con thuyền này. Yêu cầu các anh lên khỏi thuyền  ngay hè.
- Ấy chết! Tôi xin đồng chí đấy! Cứ để cho anh em chúng tôi ngồi đây, đằng nào chúng tôi cũng đã ở trên thuyền rồi.
- Không được.
Pinh và O dân quân tên Phòng đang đôi co thì từ trên đầu nguồn có tiếng máy bay IL19 và pháo sáng bắt đầu bắn. Bầu trời chợt sáng trắng, Trời đầy sao nhưng cái ánh sáng ấy vẫn làm cho không gian như khác lạ. Những chiếc dù pháo sáng nghiêng ngả  bay theo gió về hướng giữa dòng sông. O Kỳ là đại đội trưởng của đội thuyền ra lệnh. cho Phòng đưa mấy thuyền  bộ đội đã xuống ngồi qua sông ngay để các thuyền khác sang tiếp.
Lính ta được lệnh qua sông đều tỏ ra phấn chấn, Pinh thì mừng ra mặt:
- Các cậu thấy không? Việc đến  nó phải đến, không việc gì phải lo lăng cả.
- Tiểu đội trưởng nói chí phải
Phòng cùng ba nữ dân quân, tay cầm sào vừa đi vừa ca cẩm rằng:
- Lính ta bây giờ trẻ lắm, nhiều lúc nói không được.
Than vãn với mây O nhưng chính là Phòng muốn“ bắn tin” tới Pinh. Biết ý, Pinh đáp lại luôn. Vâng xin lỗi bà chị và ba em. Trót lọt qua sông vào chiến trường chiến đấu giải phóng miền Nam xong, trở về bến sông này chúng tôi có quà cho bà chị và ba em là được chứ gì. Các chiến sỹ cười ồ lên. Bỗng có tiếng đạn rú ngang trời  máy bay địch phóng rốc két xuống bến phà. Pháo sang IL19 bắn sáng rõ cả một vùng. Các cụm pháo cao xạ trên các trận địa của ta bắn trả quyết liệt. Đại đội trường Kỳ  nói to.
- Không mần chi cả đâu. Bộ đội cứ ngồi yên trên thuyền để bọn Tui làm nhiệm vụ. Lợi dụng thời cơ máy bay địch hoang mang bay ra cửa biển thuyền qua sông càng an toàn mà Lập tức. thuyền chở bộ đội chen nhau qua sông. Dù pháo sáng bay vào hai bên bờ sông, có cái rơi ngay vào thuyền. Thuyền cập bờ nam,  chiến sỹ thở phào bước lên, O nữ dân quân lên tiếng:
- Tụi em chúc các anh chiến thắng trở về. Nhớ tụi em nhé.
Tiếng lính lao sao đáp lại:
- Chúc các O dân quân bên phà Long Đại tươi trẻ mãi để đưa bộ độ qua sông được nhiều! 
- Cảm ơn các O, chúc các O mạnh khoẻ! Hẹn ngày gặp lại!
Chia tay với các O chèo thuyền, lính ta phải hành quân khẩn trương, nhanh gọn, để tập kết ở một binh trạm giao liên tiếp theo.
Từ binh trạm  này, một đơn vị cán bộ chiến sỹ của trung đoàn xuất phát truớc,  giao liên dẫn đường đi độc lập. Tiểu đoàn 8, đi đầu là tiểu đội của Pinh  ba lô, súng đạn sẵn sàng bắt đầu hành quân lấy đơn vị hành quân là Trung đội cho tiện việc kiểm quân. Những đoạn đường đầu tiên quân ta hành quân còn đầy khí thế của lính trẻ vào trận. Tiểu đội Pinh đi đầu hàng quân dưới sự dẫn đường một O giao liên. Theo cung đoạn đường mòn, đến được binh trạm tiếp theo thì đoạn đường này là dài nhất, người dẫn đường cần có sức khoẻ và nhớ đường. Dung là nữ giao liên được giao dẫn quân đoàn đường này. Dung quê ở Cẩm Xuyên Tỉnh Hà Tĩnh, dáng người nhỏ bé nhưng rắn chắc với bộ quân phục, mũ tai beo, gậy Trường Sơn, túi cá nhân trong đó có cơm, bi đông nước và thuốc phòng bông băng cá nhân. Tất cả được trang bị như một người lính vậy. Dung hay cười nói chuyện rất có duyên nên linh ta bị chinh phục trong việc chỉ huy hành quân trên đưòng. Pinh đang đi đầu trong đội hình hành quân, bỗng lùi lại nhường vị trí đi đầu cho Đan, chiến sỹ của tiểu đội. Để có cơ hội gần Dung, Pinh tranh thủ bắt chuyện luôn:
- Nghe đồn tên em là Dung, có đúng không?
- Đúng tên em là Dung! Nhưng sao anh biết?
- Pinh cười:
- Lúc ở binh trạm, anh nghe người ta gọi em là Dung. Còn anh là Hà văn Pinh tiểu đội trưởng, tiểu đội hai. Nhìn Dung cười tươi Pinh mạnh dạn hởi:
 -À, em Dung năm nay bao nhiêu tuổi?
- Em hai tám. Nhưng anh hỏi mần chi?
- Anh hỏi để cho tiện cách xưng hô mà, như vậy là chúng tôi phải gọị O Dung bằng chị rồi đấy.
Dung cười cởi mở:
- Chị hay em có quan trọng chi mô, anh Pinh.
- Quan trọng đấy. Thế chị Dung đi giao liên lâu chưa?
- Mới thôi anh à. Còn nhiều điều phải học các anh đấy.
Sực nhớ ra nhiệm vụ. Dung liền bước nhanh và dài để kịp lên đầu hàng quân. Đây là nhiệm vụ của người giao liên dẫn đường ở đường mòn Trường Sơn.
Sau lúc Dung đi lên đầu hàng quân Pinh thấy bâng khuâng, trong lòng rộn lên bao suy nghĩ. Ngày đầu nhập ngũ là anh lính tân binh. Cây đàn bằng ống bương từng vang lên trong lòng bao đồng đội…. Rồi Pinh thoáng nghĩ: Giá cứ lên văn công, thì bây giờ đỡ vất vả.  Nhưng đi chiến đấu thì sao biết được bến phà Long Đại, biết được con đường Trường Sơn, và làm sao gặp được Dung cô giao liên. Ơ đời được cái nọ thì phải mất cái kia, chứ ai được hết cả đâu… Bỗng tiếng Dung gọi cắt ngang dòng nghĩ của Pinh:
-Anh Pinh! Sao anh không lên đầu hàng quân ? Anh bỏ vị trí của người chỉ huy rồi đấy!
Pinh giật mình xóc lại ba lô, đi như chạy lên đầu hàng quân, nói với Dung:
- Có chuyện gì đấy đồng chí giao liên yêu mến?
Dung vẫn bước đều làm cho Đan chiến sỹ đi đầu của tiểu đội, bật cười và nhường chỗ cho Pinh. Đan cũng muốn để Pinh nói chuyện tiếp với O giao liên lúc nãy, vì hãy  hai người  còn đang nói.
Trời đã chuyển sang đầu giờ sáng của ngày hôm sau. Cái se lạnh của rừng già, ở các cây cổ thụ đang toát ra, thoang thoáng, nhẹ nhõm, càng làm cho lính ta, những bước chân hành quân như bay bay, không mệt như lúc đầu buổi tối hành quân từ binh trạm giao liên. Trời phía đông sáng lên, cái vầng sáng ấy đã làm cho lính ta nhận biết đấy là phía đông của trái đất. Vậy đấy; Trên con đường mòn này, dưới tán lá cây của rừng già, khó ai tìm được ra phương hướng, chỉ có các cô giao liên là nhanh nhận ra các hướng đi mà họ đã đi lại hàng trăm lần trong cánh rừng này.
Tiếng của người chỉ huy chuyền xuống theo sự hướng dẫn của người giao liên:
- Nghỉ tại chỗ mười phút. Lệnh nghỉ tại chỗ mười phút được truyền xuống hết hàng quân cũng phải mất độ hai mươi phút thì mới đến được người lính cuối cùng. Pinh bước dạt sang bên con đường mòn, những gốc cây rừng như đã nhẵn bóng do lính ta nghỉ ngồi tựa lưng vào? Pinh tháo ba lô ra để ngay cạnh gốc cây, lưng tựa vào gốc cây, chân để lên ba lô. Pinh ngả người ra, mắt nhìn lên ngọn cây cao, trời tối om, Pinh phải tranh thủ ngủ một chút đời lính có nhiều cách ngủ khi hành quân, thậm chí vừa đi vừa ngủ. Pinh và linh của Tiểu đội đang mơ màng thì có lệnh hành quân. Không hiểu Tiểu đội ta vào hàng lúc nào, vừa đi vừa ngủ vào hàng hành quân hay sao mà. Tiểu đội Pinh đi đầu bị tụt lại đi thứ ba hẳn là do ngủ quên cả Tiểu đội. Dung cô giao liên vẫn dẫn đầu hàng quân nhớn nhác hỏi:
- Anh Pinh. À cả Tiểu đội nhà anh Pinh đâu nhỉ!
Một chiến sỹ đang ở vị trí đầu hàng quân, lên tiếng:
- Chắc là ngủ quên rồi.
- Có đúng thế không? Giọng Dung lo lắng.
- Âý là bọn tôi đoán vậy.
  Lính ta tỉnh táo hẳn lên vì được giao tiếp với cô giao liên. Trong lúc ngủ gà, ngủ vịt mà có một tiếng phụ nữ nói, thì khác nào tiếng kẻng báo thức, dễ nghe hơn lệnh của chỉ huy . Đoàn quân đi được mười phút thì tiểu đội của Pinh mới chạy đến chỗ Đan, Pinh vừa thở vừa nói với Dung:
- Dung không gọi bọn tôi, suýt nữa thì bọn khỉ nó lôi tiểu đội tôi vào rừng. Trông hiền lành thế này mà tệ thật?
- Đừng nói như vậy! Sao cả đơn vị đều nghe thấy lệnh hành quân mà riêng tiểu đội anh thì không nghe thấy.
Dung lại sát chỗ Pinh, nói nhỏ:
- Đã ngủ quên còn lắm lý sự. Đại đội và tiểu đoàn đã biết chưa?
Pinh ghé tai Dung.
- Chưa! chưa có ai biết cả. Chỉ có Dung biết thôi giữ kín hộ nhé.
- Anh về hàng quân đi. Không ông Lạp đại đội trưởng mà biết là chết đấy.
Pinh về hàng quân, coi như không có vấn đề gì xẩy ra. Đại đội trưởng Lạp từ tốp quân đi trước lùi lại, chờ cho tốp của trung đội ba, đi đầu là tiểu đội của Pinh hỏi:
- Quân ta có tốp nào tụt lại phía sau không đồng chí Pinh:
- Báo cáo thủ trưởng, không có tốp nào tụt cả, cả đơn vị hành quân tốt thủ trưởng ạ.
- Truyền lệnh cho tiểu đội và cả hàng quân: Hành quân vào binh trạm giao liên phía trước mười lăm phút nữa là tới. Có đồng chí giao liên hướng dẫn ở lối rẽ vào binh trạm. Đến binh trạm nghỉ ngơi tắm giặt, lấy sức để tối nay hành quân  đến binh trạm tiếp theo! Đồng chí truyền lệnh đi.
- Rõ!
Pinh  truyền nhanh lệnh cho các đồng đội đi sau. Quân ta nhận được lệnh, ba lô như nhẹ bẫng trên vai, bước chân thoăn thoắt nét mặt tươi tỉnh, tiếng cười nói vang trên đường. Toàn tiểu đoàn hành quân đến lối vào binh trạm được đồng chí Trạm trưởng trạm giao liên đón tiếp và chỉ dẫn. Binh trạm nẳm trong  một khu rừng già rất rộng, đã được phân ra từng khu vực đóng quân cụ thể: Từ  ban chỉ huy tiểu đoàn, đại đội , rồi bộ phận nuôi quân đến lối đi ra suối, tắm giặt phơi quần áo… đều đảm bảo bí mật, IL19 không phát hiện ra. Việc vệ sinh cũng đã được phổ biến kỹ, là lính ai cũng biết , cứ vác xẻng ra rừng là xong.
Đội hình hành quân lấy đại đội là đơn vị dã ngoại cho tiện việc quản quân. Tất cả đã vào vị trí được phân công cụ thể, tăng võng bắt đầu mắc lên. nhìn xa  như những mái nhà nho nhỏ kề sát bên nhau trong khu rừng cổ thụ. Loang loáng trên mặt những cái tăng cá nhân, bộ đội  mắc lên phẳng phiu, như những tấm Gương, cho cây rừng soi bóng, nghiêng ngả nên thơ vào buổi sớm mai. Bộ phận nuôi quân triển khai ngay bếp Hoàng Cầm để nấu cơm cho bộ đội kịp ăn trưa. Trạm trưởng giao liên bao giờ cũng chú ý các đoàn. Khi ở trạm là bộ phận nuôi quân, vì hay để lộ bí mật là khói bếp. IL19 mà phát hiện ra là ăn đòn ngay. Bộn phận vệ binh, đã được phân công gác chung quanh binh trạm để bảo vệ cho bộ đội ngủ ngon. Tất cả lính đã lên võng dắt màn tranh thủ ngủ. Tiểu đội của Pinh ở gần bộ phận nuôi quân, Pinh rủ Thỉnh đi tìm lối ra suối để tắm, thấy một cái biển bằng mảnh gỗ của thùng lương khô, viết  chỉ  hướng rẽ phải.
- Việc tìm ra suối Pinh rất quen, vì  những ngày ở quê Chiềng Lau, một ngày ít ra Pinh cũng ba bốn lần tìm đến suối. Chưa cần nhìn biển chỉ dẫn, Pinh đã ngửi thấy suối đâu đây. Pinh bảo Thỉnh cứ đi theo Pinh khắc ra được suối. 
Đến bờ suối, mùi lính đã phảng phất bởi cái mùi xà phòng bánh 72 Liên Xô, mùi xà phòng thơm Mẫu Đơn vương lại, Pinh hỏi Thỉnh:
-  Phải tắm tý chứ?
- Tắm cũng được-. Thỉnh sực nhớ ra-nhưng không có quần áo lót.
Pinh cười:
-  Cởi tất cả ra, vắt quần áo vào cái giá này. Lính đều tắm như thế cả. Nhanh lên không sáng rồi, bọn B 3 của đại đội mình nó ra là ầm ĩ lên, bọn thằng Đan cảnh vệ nó báo cáo đại đội là ăn đòn đấy.
Thỉnh thản nhiên:
- Ngủ hết rồi ! Cứ tắm thoải mái đi .
Pinh và Thỉnh cởi hết quần áo ra, ào xuống suối, lặn ngụp , thật sảng khoái. Tìm được hòn đá như cái ngai của vua. Pinh ngồi vào nói với Thỉnh:
- Lính mình khôn thật. Bọn nào đã tắm ở đây ngồi  hòn đá nhẵn thín
- Cho tớ ngồi vào hòn đá ấy tý nào?
- Được thôi. Lại đây. Nhanh lên!
Thỉnh ào lại chỗ Pinh, ngồi vào hòn đá. Nước chảy mơn man quanh người, gây cảm giác khó tả, khi bình minh rạng đỏ một vùng trời. Pinh hỏi Thỉnh:
- Cậu thấy thế nào?
- Tuyệt vời. Nhưng phải về ngủ kẻo tối hành quân mệt không chịu được đâu.
Pinh và Thỉnh trườn lên bờ, mặc quần áo, đi về chỗ tăng võng đã mắc sẵn. Anh mặt trời xuyên qua kẽ lá rừng già chiếu xuống những vệt sáng dài lấp lánh, Những đàn bướm bay lượn trong ánh sáng ngay cạnh chỗ Pinh nằm. Những giọt sương trên cây cao rơi xuống lộp độp. Tiếng con tắc kè đâu đó kêu lên sắu bẩy tiếng rồi im bặt Pinh nhớ về bao kỷ niệm.  Một quãng đường hành quân chưa bao giờ có trong đời. Đêm gác đầu tiên, tối đen như mực. Những giây phút kéo đàn bao nhiêu người nghe, tiếng vỗ tay vang dội cả sân vận động trung đoàn. Bây giờ vẫn còn dư âm. Giây phút găp thủ trưởng Kỷ để có một quyết định ở lại đơn vị đi chiến đấu, không lên văn công Quân khu nữa… Tất cả những suy nghĩ bồng bềnh dưới ánh nắng vàng nhạt mơn man, tiếng nước suối chảy dưới chân đồi vọng về, đã đưa Pinh vào giấc ngủ êm đềm đẹp trước trận đánh đầu tiên của chiến dịch Đường Chín Khe- Sanh.




HOA MUA TÍM - chương II


III 

Tiếng trống chiềng, tiếng nói cười, âm vang cả khu vực Chiềng Lau. Băng cờ khẩu hiệu rợp trời. Đi tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ của khu vực Chiềng Lau có đủ thành phần từ người già đến con trẻ, họ vui vẻ tự hào bởi lâu mới có một đợt nhập ngũ như thế này: Chọn tuyển kỹ về sức khoẻ, chiều cao, và hình như có cả tiêu chuẩn đẹp trai nữa thì phải ? Trông anh nào anh ấy cứ như cây lim ,cây sến giữa rừng núi quê hương. trước lúc đoàn tân binh đi về huyện, Chiềng Lau  đã làm những thủ tục, như già làng tặng quà, thanh niên trao cho nhau, khăn Piêu, ống Pín Mùn, những cái túi xinh xinh được thêu đẹp, mẩu sắc sinh động, người đi, người ở đều nhớ cả. Họ còn trao cho nhau ánh mắt yêu thương, những giọt nước mắt nặng chĩu tình người Chiềng Lau.
Pinh là một trong những thanh niên nhập ngũ đợt này. Anh toại nguyện khi được bố   Toàn và mẹ Vạt vui vẻ cho đi nhập ngũ. tất nhiên bà Vạt đã khóc hết nước mắt. ông Toàn  đóng vai trưởng đoàn trống chiêng rất tích cực. Những thanh niên nhập ngũ đi thành hàng, tuy chưa có quân phục nhưng tác phong xem ra rất nghiêm túc, y như bộ đội thật. Theo chương trình thì buổi tối nay huyên sẽ giao quân cho đoàn Vinh Quang,  thuộc Quân Khu tại sân vận động huyện. Gọi là sân vận đông cho oai, vì  đó là sườn đồi dốc đến gần bốn mươi độ. Dưới chân đồi là một sân khấu kê bằng bàn học của trường cấp hai ghép lại, có phông màn, cờ đỏ sao vàng, trông trang nghiêm đúng tinh thần của ngày lễ giao quân.
Tới sân vân động, một người trong Ban quân sự huyện dẫn lính mới đi nhận quân trang. Mọi thủ tục xong. Thì trời vào đêm những chiếc đèn mang xông được thắp lên sáng trưng. 
Mọi tân binh quần áo xúng xính trong bộ quân phục, vai đeo ba lô đầu đội mũ gắn sao, tìm hàng đứng vào cho đúng đơn vị của mình.
Hôm ấy,Pinh được huyện đội cử thay mặt anh em tân binh phát biểu trước lúc lên đường.
Pinh được biên chế về tiểu đội hai, trung đội ba, đại đội một ba tư. Pinh nghe nói  đại đội 134 là một đại đội có truyền thống từ ngày đánh Pháp phiên hiệu là đại đội Ký Con . Địa điểm đóng quân của đơn vị ở vùng trung du bán sơn địa. Doanh trại là khu nhà tranh, vách thưng bằng phên nứa, trông chắc chắn và đẹp. Bốn cái nhà nằm liền kề nhau, một hội trường  có ghế ngồi bằng cây rừng, chung quanh quây bằng phên nứa thấp,  một sân vân động to, Cổng ra vào của doanh trại được làm như kiểu cổng chào. Có lính vệ binh gác hai bốn trên hai bốn. Đường vào sân sạch bóng, cây xanh chung quanh doanh trại được trồng có hàng có lối trông thật đẹp. Pinh thấy yêu quang cảnh và chỗ ở của mình,          
Hôm nay đoàn văn công Quân khu về thâm nhập  Trung đoàn. Theo chương trình,  mỗi năm Đoàn văn công phải đi thâm nhập thực tế ba tháng, để gần cuộc sống của chiến sỹ.  để phục vụ bộ đội có hiệu quả hơn. Chiếc xe tải chở Đoàn vừa đến cổng Trung đoàn, các diễn viên ở trên xe nhảy xuống, lính ta ở trong doanh trại ào ra đón. Diễn viên nữ bím tóc hai bên vai trông thật xinh xắn và nhí nhảnh, diễn viên nam thì hồ hởi, cùng các chiến sỹ đi vào trong doanh trại. Diễn viên và lính, vui như hội.
Chiều đến, mới có năm giờ, thiếu nhi trong làng Đồi Khoai, làng Láo, Phố Rịa …Đã thập thò ngoài cổng doanh trại.     
Đã lâu lắm không có văn công, văn nghệ biểu diễn nên lính ta háo hức và dân quanh vùng này cũng mong mỏi. Riêng Pinh thì khấp khởi mừng thầm, vì có dip gặp được các nhạc công kéo đàn Violon may ra học hỏi được đôi chút, thì vui biết mấy. Nhưng Pinh không lộ cho ai biết điều này. Pinh đang vui, đuổi theo dòng suy nghĩ, thì Thuỷ liên lạc Đại đội đến tìm Pinh. Anh vội về mặc quân phục chỉnh tề, lên nhà đại đội.
Đại đội trưởng Lạp vui vẻ nói với Pinh:
- Đồng chí có cây đàn viôlôn bằng ống bương phải không?
- Vâng ạ.
- Đồng chí ngồi chờ Chính trị viên lên trao đổi nhé. Cứ ngồi đây. Việc vui thôi mà, không có gì phải suy nghĩ.
Thủ trưởng Lạp đi ra ngoài. Pinh đang sốt ruột thì chính trị viên Kỷ về. Thủ trưởng Kỷ người Thanh Chương Nghệ An. Một con người vui vẻ, được cán bộ và chiến sỹ cả mới đến  cũ đều yêu mến và tôn trọng. Từ khi có quân hàm, thủ trưởng Kỷ đã đeo quân hàm trung uý rồi, mà nay vẫn thế, chưa có thay đổi gì về sao vạch cả.
Pinh thấy thủ trưởng Kỷ đi vào liền đứng dậy:
- Báo cáo Thủ trưởng tôi đã có mặt đúng giờ.
Thủ trưởng Kỷ hỏi luôn:
- Cây đàn bằng ống bương của cậu vẫn biểu diễn tốt đấy chứ?
- Vâng ạ. Tôi vẫn kéo đàn cho anh em trong tiểu đội nghe vào lúc rỗi rãi cho vui và đỡ nhớ nhà. Hơn nữa bây giờ ống bương khô cong nên âm thanh hay lắm thủ trưởng ạ.
- Tốt! Tôi nói luôn để cậu khỏi suy nghĩ:
- Tối nay Đoàn văn công Quân Khu biểu diễn giao lưu ở sân khấu đất của trung đoàn. Đúng bảy rưỡi tối hôm nay thì bắt đầu. Theo gợi ý của Chủ nhiệm chính trị trung đoàn là đồng chí Lê.
- Cậu có biết thủ trưởng Lê không?
- Dạ có ạ. Một vài lần, Thủ trưởng Lê gọi cậu Phượng lên phòng, của thủ trưởng có chút việc riêng, tôi cũng được đi theo nên cũng biết lơ mơ là thủ trưởng Lê quê ở Thanh Hoá, mê văn nghệ, thể thao lắm ạ.
Chính trị viên Kỷ cười vui:
- Đúng thế.Vậy nên Chủ nhiệm gợi ý: Tối nay cậu mang cây đàn viôlôn bằng ống bương của cậu, biểu diễn giao lưu với Đoàn văn công Quân khu. Được chứ?
Pinh tròn mắt:
- Báo cáo thủ trưởng. Đoàn văn công chính quy hiện đại, có học rất bài bản, đàn nào đi đàn ấy. Đàn của em  là ống bương, thô sơ nhà quê…
Thủ trưởng Kỷ nói luôn:
- Đây là ý của thủ trưởng Lê chủ nhiệm chính trị Trung đoàn. cậu định không chấp hành à?
Pinh ầm ừ:
- Dạ thế thì …
- Thế thì sao?
- Dạ! em xin chấp hành ạ.
Chính trị viên Kỷ cười vui:
-Tốt. Bây giờ cậu về chuẩn bị đi. Tinh thần như người lính ra trận, kéo đàn cho tốt vào, không được tự ty về cây đan bằng ống bương.
Từ nhà Đại đội về, trong lòng Pinh nửa vui, nửa bối rối, không biết rồi mình sẽ biểu diễn ra sao? Liệu có thành công không? Pinh về tiểu đội, lấy cây đàn xuống lau qua và cho cô-lô-phan vào Achêr rồi ra sân tập trung cùng Tiểu đội. Khi hành quân tới sân vận động thì bộ đội hai tiểu đoàn, các đại đội trực thuộc và dân quanh vùng, đã ngồi thành hàng lối, bốn chiếc đèn Măng xông được buộc cao lên để ánh sáng toả khắp sân khấu. Pinh  ngồi vào hàng quân, lòng hồi hộp, không biết mình sẽ biểu diễn vào lúc nào? Dàn nhạc của Đoàn văn công ngồi ngay dưới cửa sân khấu, rất đông, có đủ kèn trống, viôlôn, cellô, côntrebas. Pinh đang cố lấy lại tự tin, thì trên sân khấu Thủ trưởng Lê phát biểu:
- Kính thưa thủ trưởng trung đoàn. Kính thưa các đồng chí Trưởng phó Đoàn văn công Quân khu. Hôm nay rất vinh dự cho cán bộ chiến sỹ trung đoàn, được đón tiếp và giao lưu văn nghệ cùng Đoàn văn công quân khu. Tôi xin thay mặt các thủ trưởng, các chiến sỹ toàn  trung đoàn nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí nam nữ diễn viên, về thâm nhập và biểu diễn giao lưu đêm nay… 
Sân vận động vang tiếng vỗ tay hoan hô một hồi dài. Một diễn viên nữ với quân phục, váy ngắn, cầu vai đỏ, ve áo gắn miếng phù hiệu và một sao bạc. Chân đi đôi bốt đen nhánh, đầu đội mũ mềm, có gắn sao trông vừa đẹp, vừa chững chạc, đứng trước microrô, cúi chào khán giả, rồi cất giọng giọng ngân nga như chuông:
- Chương trình giao lưu của Đoàn xin được bắt đầu…. Qua đi mấy tiết mục, nữ diễn viên giới thiệu,  Hà văn Pinh  độc tấu đàn violôn bằng cây đàn tự làm. bài “Đường lên tây bắc” của nhạc sỹ Nguyễn Thành. Pinh cầm cây đàn ra giữa sân khấu. Một diễn viên nhạc công Acc của đoàn, xách ghế ra giữa sân khấu ngồi đệm đàn cho Pinh biểu diễn, coi như không có ai bên cạnh mình, Pinh nhắm mắt lại, kéo đàn thật say sưa. Cả sân vận động như không có tiếng động, tất cả hoà vào giai điệu, tiếng đàn Pinh diễn tấu, thì không biết ai là diễn viên, ai là chiến sỹ nữa. Tiếng đàn của Pinh nghe to và nuột nà, không vấp váp mà đằm thắm như có hương rừng gió núi. Pinh biểu diễn xong, mọi người vẫn im lặng tưởng chưa hết. Pinh cúi chào rồi, lúc ấy mới có tiếng hò la vỗ tay hoan hô. Bỗng tất cả các nhạc công của đoàn văn công từ dưới nhảy lên sân khấu, quây lấy Pinh và xem cây đàn bằng ống bương tự tạo như thế nào mà nghe lại hay và chuẩn như vậy. Rồi tất cả đứng thành một hàng ngang trên sân khấu. Nhạc sỹ Đôn Truyền  nhạc trưởng của đoàn nói:
- Tôi xin thay mặt các nhạc công trong dàn nhạc của đoàn, thay mặt toàn thể, cán bộ diễn viên trong đoàn, tặng đồng chí Hà Văn Pinh bộ dây đàn viôlôn  ngoại. Để đồng chí Pinh tập tốt và phục vụ bộ đội được nhiều hơn, góp phần xây dựng quân đội ta chính quy hiện đại. chúng tôi mong rằng đồng chí Pinh sẽ là nhạc công chuyên nghiệp trong một ngày gần đây.
Pinh đón nhận bộ dây đàn trong tiếng vỗ tay của mọi người trên sân vận động.  Trở về hàng quân, mà nước mắt Pinh cứ ứa trào vì cảm động. Pinh không ngờ các thủ trưởng lại cho mình cái cơ hội, cái giây phút vinh quang đến thế này. Gía như  bố Toàn và mẹ Vạt có mặt thì nói sao cho hết được cái vui, cái sung sướng. Mà nghĩ cho cùng, thì chỉ có đời lính mới có cái vinh quang như thế này thôi.
Buổi giao lưu văn nghệ kết thúc. Thủ trưởng trung đoàn đã lên phát biểu cảm ơn các diễn viên đoàn văn công Quân khu. Các đơn vị đã cho bộ đội hành quân về doanh trại của mình nghỉ. Nhưng đại đội Pinh, trung đội Pinh, đặc biệt là tiểu đội ba của Pinh lính đã lên giường rồi mà sự bàn tán về đêm giao lưu văn nghệ vừa xong vẫn rì rầm mãi không dừng. Có tiếng còi trực ban anh em mới im lặng, tưởng tượng, về cây đàn đã đem lại sự vinh quang cho Pinh buổi tối nay. Tiếng lá thông reo vi vu như muốn thức cùng Pinh và đồng đội.
Sau đêm giao lưu văn nghệ ấy, trung đoàn chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới mang tính chiến lược. Vì đế quốc Mỹ đã có âm mưu sẽ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sự kiện Vịnh Bắc bộ như là sự thách đố của đế quốc Mỹ. Nhiệm vụ của trung đoàn là không được chủ quan, mọi công việc học tập đến sinh hoạt của cán bộ và chiến sỹ từ thời  bình chuyển sang thời chiến. Lính thông tin từ trên Sư đoàn chuyển ngay, những cặp tài liệu có chữ “ Hỏa Tốc”  xuống các trung đoàn. Từ trung đoàn đến các tiểu đoàn, đến các đại đội trực thuộc, ngay trong đêm đó nhận được lệnh: Cán bộ chiến sỹ các đơn vị hãy sẵn sàng chiến đấu!





















IV.
     
Chiếc xe ô tô Gát sáu chín đang vượt đèo Cù Măng, đưa mười em học sinh tuyển được ở khu vực Mường Mùn xã Đồi Bồ về trường để đào tạo theo chương trình đã định. Tin đế quốc Mỹ sẽ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, đã đến với nhân dân, ở mọi miền đất nước, Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc chắc chắn là vô cùng ác liệt. Trường Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc, nhanh chóng sơ tán, về một Tỉnh vùng cao, tránh những trọng điểm kinh tế, nhằm an toàn trong những ngày huấn luyện học sinh trở thành diễn viên Ca, Múa, Nhạc, Kịch, cho các Đoàn văn công thuộc các tỉnh Tây Bắc, phục vụ quân dân Tây Bắc trong chiến đấu và sản xuất. Trong xe ô tô gồm các em học sinh và cán bộ phòng đào tạo đón học sinh về trường. Các em mang đồ dùng sinh hoạt. Có em mang hai vò rượi cần, vì rượu cần  ở vùng Mường Mùn ngon có tiếng, để liên hoan với các thầy cô trong buổi đầu gặp mặt, gọi là quà quê hương. Xặng là người lớn tuổi hơn, chững chạc, nên Hoàng cán bộ phòng đào tạo,thống nhất với Luy cán bộ tuyển sinh, tháng trước về Mường Mùn tuyển được Xặng, và một số em khác, tạm phân công cho Xặng là tốp trưởng để đôn đốc và quản lý các em, xe ô tô đi được hơn một giờ đồng hồ, vượt qua hai đèo thì dừng lại vì nóng máy.:
Mọi người trên xe nhảy xuống đường, để xả hơi. Xặng không có gì là mệt mỏi cả:
- Chú Luy có mệt không? Nghe Xặng hỏi Luy cười:
 - Bình thường thôi! Bọn chú đi công tác thế này luôn nên quen rồi. Xặng có mệt không?
- Có mệt một chút, nhưng đến giờ thì không mệt nữa. Ăn xôi vào thì khoẻ hẳn thôi chú Luy ạ.
 Nói xong, Xặng lên xe lấy một gói xôi to mang xuống. Xôi này là do Uỷ ban nhân dân xã Đồi Bồ cho người thổi,  gói lại cho các em đi ăn đường. Xặng xách luôn một can nước lá ngành ngạnh xuống. Nước lá này uống lành bụng, người Mường Mùn nói vậy. Xặng trải tấm ni lông xuống vệ đường, giở gói xôi ra chia làm ba mô, có cả muối vừng trộn hạt dổi cho thơm.
Mọi người đến chỗ Xặng mỗi người véo  một nắm xôi chấm muối vừng.
- Chú Luy thấy không? Trông chị Xặng y như cán bộ thật đấy chứ. Chúng cháu xin chấp hành đội trưởng một cách nghiêm túc.
Mọi người cười vui ăn xôi ngon lành. Nửa giờ sau, đoàn đi tiếp
Xe lên dốc đi độ hai cây rồi xuống dốc, qua cái ngầm hơi sâu. Nước lưng bánh xe vì có một trận mưa đêm hôm trước, xe xóc và lắc mạnh, làm cho mọi người trên xe tỉnh táo hẳn. Chợt chú Luy hét to:
- Về đến nhà rồi các bạn trẻ ơi!
Xe đỗ cạnh con đường mòn vào trường.
- Chào các em! Về được đến đây là giỏi rồi. Có mệt không? Thầy hiệu trưởng đến bắt tay từng em động viên. Anh cán bộ phòng hành chính tên là Hứa giới thiệu:
- Đây là thày Tiềm Hiệu trường nhà trường, và các thầy cô ra đón các em đấy.
Trong lòng Xặng bừng dậy nỗi khao khát bấy lâu ấp ủ. Xa bản, xa bố Đảm ấng Chiện, xa các anh em, tới đây mình sẽ học hành ra sao trong ngôi trường này để khỏi phụ lòng trông cậy của mọi người.. Trường nghệ thuật Tây Bắc mến yêu ơi! Đâu đây tiếng suối đầu nguồn, vọng về như  thác đổ. Tiếng chim rừng kêu khắc khoải trong núi. Tiếng cối giã gạo bên kia suối lục bục, cùng tiếng nước chảy ở cánh ruộng bậc thang gần đó. tràn xuống ruộng dưới róc rách không dừng. Tất cả những âm thanh ấy, nghe như một bản hoà tấu của các nhạc công trong trường nghệ thuật Tây Bắc ở vùng sơ tán. Tiếng đàn, tiếng hát, điệu múa ở bản Kén này của con em các dân tộc vùng Tây Bắc đêm ngày khổ luyện để thành diễn viên  ngày mai đi phục vụ mọi miền đất nước, làm sao lịch sử có thể quên được.
Học sinh được tuyển về  trường đã  vào khoá học theo chương trình. Một số em được phân công học nhạc cụ, thanh nhạc và đàn dân tộc. Riêng  lớp múa có ưu tiên hơn, các em ở Mường Mùn về đa số vào lớp này. Xặng được giao làm  lớp trưởng của lớp  múa bốn năm. Các em nhiệt tình học tập nên bước đầu đã nắm được phần cơ bản, các thầy cô rất yên tâm,  hy vọng có thể cung cấp diễn viên cho các đoàn văn công ngoài mặt trận, và  chuẩn bị cho các tốp xung kích đi phục vụ chiến trường khi cần đến. Thầy hiệu trưởng nói:
- Đây là chiến lược đào tạo Bộ văn hoá thông tin đã có chỉ đạo trong việc đào tạo diễn viên trong thời chiến, các đồng chí giáo viên trong trường đã thấm nhuần giảng dậy. Học sinh cũng hiểu điều này nên tích cực đóng góp công sức học tập củầ nhà trường.
Chiều nay mưa lất phất, những đám mây trắng là là bay quanh núi. Sân bóng chuyền vẫn thi đấu đông vui. Xặng đi dọc bờ suối quanh trường ngắm cảnh trời mưa lây phây. Người ta nói đời sinh viên có bao nhiêu ước mơ, nhưng Xặng chỉcó một ước mơ nho nhỏ, làm sao mình trở thành diễn viên múa để phục vụ cho nhân dân quê mình, bố Đảm máng Chiện và các em  được xem. Xặng sẽ  học hỏi, rèn luyện để đạt được ước mơ ấy.
 




     V         
Sau một tuần diễn tập phối hợp các binh chủng cấp Sư đoàn, do Quân khu chỉ đạo, với đầy đủ quân số và phương tiện kỹ chiến thuật của quân đội chính quy hiện đại: Các bài học chiến thuật được áp dụng như vượt sông, vượt đầm lầy, đánh giáp lá cà... trung đoàn được Tư lệnh quân khu khen. Đại đội một- ba- tư được Sư đoàn khen và trao cờ thi đua, “Đại đội đầu đàn” của toàn Sư đoàn. Đại đội tính phần trăm quân số để trực doanh trại , còn lại cho nghỉ phép ba ngày để xả hơi sau những ngày diễn tập vất vả. Những chiến sỹ nào nhà ở xa không về được thì ở lại doanh trại nghỉ gọi là nghỉ tại trại. Vào nhà dân cho thư giãn và làm công tác dân vận, cũng là một nội dung học tập của tân binh.
Pinh ngồi một mình ở giường đang sửa lại cái lưới bọc mũ, để khi cần nguỵ trang thì có ngay, không phải đan lưới mới. Anh em trong trung đội đi chơi hết. Người ra phố Rịa, người vào các làng gần doanh trại, như làng Đồi Khoai, làng Láo để giao lưu với các thanh niên trong làng. Pinh ngồi nghĩ một mình: Sau cái đêm giao lưu với Đoàn văn công Quân khu cũng lâu rồi, mà không có tín hiệu gì của Đoàn cả. đêm ấy, Nhạc sỹ Đôn Truyền có nói:
- Pinh cứ  học tập cho tốt đi, rồi bọn mình sẽ lấy cậu lên dàn nhạc của đoàn. Yên tâm nhé.
Vậy mà đến hôm nay vẫn không có một tia hy vọng; mới chán chứ. Pinh đem cây đàn viôlôn bằng ống bương ra kéo một làn điệu khắp Thái. Các chiến sỹ ở tiểu đội bên nghe thấy nét nhạc hơi buồn, không hiểu bài gì liền chạy sang hỏi:
- Nhạc sỹ kéo đàn bài gì sao mà buồn thế?
- Bài dân ca quê mình đấy. Nhớ nhà mà, nhớ bố mẹ, nhớ con suối đầu nguồn lắm rồi. một chiến sỹ bảo:
- Pinh ơi kéo bài khác đi.
Pinh không nói gì, cắp cây đàn vào cằm, cầm Acher miết vào dây đàn kéo bài “ Chị Mai xuống chợ”Tới đoạn cao trào, Pinh cho tiếng đàn kêu hết cỡ. Mấy chiến sỹ nhìn nhau nói:
- Hay thật, lúc này nghe đàn mới đúng, các cậu ạ.
Mấy chiến sỹ nói với Pinh: nghe đàn của cậu bọn tớ thấy nhớ nhà đấy. Nhưng không về được đâu. Một chiến sỹ muốn xoá đi cái không khí buồn, lên tiếng:
- Ta ra phố Rịa cho vui đi, các cậu?
Tất cả  nhất trí, hô to:
- Nhất trí, hôm nay là phiên chợ mà. Đi thôi các cậu.
Pinh cất đàn rồi cùng đi.cùng với anh em, qua võng gác, Chiến sỹ vệ binh  nói vui:
- Đi chơi với nhạc sỹ thì vui rồi! Này về là phải có quà đấy nhé
Pinh  đi lùi lại phía sau, vừa đi vừa suy nghĩ. Nếu mình được lên văn công Quân khu thì sao? Liệu mình có làm được không? mình yêu cái nghề đàn nhạc ấy lắm. Lúc ấy, mình sẽ có một cây đàn hẳn hoi. Không phải kéo đàn viôlôn bằng ống bương như bây giờ lại không phải lăn lộn đời lính bộ binh, biết bao vất vả, so với  lính binh chủng khác. Tất nhiên đã là lính. thì đều gian khổ, mình đã biết rồi … Pinh đang luẩn quẩn với những ý nghĩ tương lai, thì mấy chiến sỹ rủ nhau vào quán nước bên đường. Thỉnh nhanh nhẹn gọi một đĩa kẹo vừng Đây là đặc sản địa phương. Rịa là vùng làm kẹo vừng có tiếng,  kẹo vừng Rịa đi các nơi được mọi người ưa chuộng,đã ngọt lại rẻ. Có năm hào một cái. Thỉnh rất khéo, gọi ngay món kẹo vừng là vừa với ngân khố anh lính tân binh, thêm cốc nước chè làm ngọt giọng, chơi phố xong về doanh trại là được rồi. Mấy chú lính vừa ăn kẹo, uống nước chè vừa nói chuyện tầm phào rất vui. Pinh bắt đầu nói cười và hoà vào cái không khí của ngày nghỉ không quên nhắc lấy mấy cái kẹo mang về cho anh em vệ binh. Thỉnh lấy một gói kẹo còn nguyên chưa bóc, rút trong túi tờ xanh xanh thanh toán mà vẫn không hết. .
Bẩy ngày nghỉ, hôm nay đã hết. Nhanh thật. Tối, kẻng điểm danh toàn tiểu đoàn. Đại đội Một- ba- tư tập hợp điểm danh ngay sân sau nhà đại đội không thiếu một ai. Chính trị viên đại đội Nguyễn Thế Kỷ đứng trước hàng quân nhận xét:
- Những ngày nghỉ vừa qua các đồng chí thực hiện tác phong quân nhân tốt, giờ trả phép không ai chậm, đảm bảo sức khoẻ. Bây giờ tôi phổ biến công việc. Sáng mai.toàn đại đội tập trung ở hội trường tiểu đoàn để học tập về nhiệm vụ mới của quân đội và của trung đoàn chúng ta trong thời gian tới. Với nội dung quan trong như tôi vừa nói, yêu cầu của đại đội không được thiếu một đồng chí nào trong buổi học tập. Các đồng chí rõ chưa?
- Rõ! Đồng chí chính trị viên lại hỏi tiếp:
- Đồng chí Hà Văn Pinh tiểu đội ba, trung đội bốn có ở đây không?
Pinh như giật mình đáp:
- Có tôi:
- Đồng chí Pinh trước giờ đi ngủ lên phòng chỉ huy đại đội gặp tôi:.
Chiến sỹ ra về, cười nói vui vẻ. Về tới phòng Pinh rất sốt ruột nên vẫn để nguyên quân phục, đi lên phòng chỉ huy đại đội ngay, xem có việc gì mà thủ trưởng lại yêu cầu lên gặp vào giờ này:
Thủ trưởng Kỷ ân cần nói với Pinh:
- Vào đây. Vào đây. Bây giờ ta tâm sự với nhau nhỉ?
Pinh nhẹ nhàng nói với thủ trưởng:
- Dạ thủ trưởng cứ nói đi ạ.
Chính trị viên nhìn Pinh và nói vừa đủ nghe:
- Cậu có quyết định lên Đoàn văn công Quân khu công tác. Quyết định mình cầm đây. Nhưng ngày mai toàn trung đoàn học tập chính trị, quán triệt cán bộ chiến sỹ trong trung đoàn, bước vào chiến dịch rèn luyện để đi B dài, Măt trận yêu cầu, chúng ta phải sẵn sàng. Bây giờ mình muốn hỏi cậu về quyết định này:Đây là quyết định của cậu. Lên văn công hay ở lại đơn vị, là hoàn toàn do cậu quyết định. Thế nào? Pinh rõ câu chuyện  chúng mình tâm sự chưa nào? Pinh nói:
- Nghe xong Pinh  thấy nhẹ người, vì không phải viẹc dữ mà là việc vui. Rất nhanh Pinh hỏi lại thủ trưởng Kỷ:
- Theo thủ trưởng thì tôi nên thế nào ạ?
Chính trị viên Kỷ cười:
- Mình hỏi lại cậu, cậu lại hỏi mình là thế nào nhỉ?
Cả Thủ trưởng và Pinh cùng cười thoải mái như hai anh em, không còn ranh giới thủ trưởng, và chiến sỹ nữa. Thủ trưởng Kỷ đứng dậy vào đầu giường lấy ra mấy cái kẹo lạc.
- Ăn đi cho vui. Đời lính, thế này là oách rồi phải không?
- Em  cũng thích kẹo lạc lắm thủ trưởng ạ.
- Vậy thì ăn đi. Tý nữa cầm về mấy cái, sáng mai ăn cho vui. Cây đàn bằng ống bương vẫn phục vụ bộ đội đấy chứ?
- Vâng. Tôi vẫn kéo đàn lúc không bấn việc gì, khi ậô đội yêu cầu. Vì tôi yêu cây đàn ấy lắm thủ trưởng ạ.
- Tốt lắm! Cứ thế mà phát huy nhé.
Thủ trưởng mở tủ lấy tờ giấy quyết định ra đưa cho Pinh và nói:
- Bây giờ mình đưa cho cậu quyết định này. Cậu về suy nghĩ trong đêm nay. Một là lên Đoàn văn công Quân khu công tác. Hai là ở lại đơn vị cùng bộ đội rèn luyện để đi B dài. Tức là đi chiến trường. Quyết định thế nào cậu phải báo cáo mình vào sáng mai, sau giờ thể dục buổi sáng. Bây giờ muộn rồi, cậu về đi ngủ.
Pinh cầm tờ giấy Quyết định:
- Cảm ơn thủ trưởng. Tôi về ạ.
 Từ phòng đại đội ra về, Pinh phân vân nghĩ: Lên đoàn văn công thì lúc nào mà chả được. Nhưng đi B dài, tức là đi chiến trường, nếu không đi đợt này, nhỡ nay mai không còn giặc Mỹ, thì đi chiến trường đánh ai!. Pinh mắc màn, lên giường định đi ngủ, nhưng không tài nào nhắm mắt được, chỉ mong trời mau sáng, để lên trình bày với chính trị viên  ý định của mình về tờ quyết định tối qua. Thật tình cả hai con đường Pinh đều muốn cả. Nhưng ở đời đâu vậy được! Trời chỉ cho có một thứ, cho nên phải suy tính cho kỹ.Trời đêm yên tĩnh, tiếng ngáy đều đều của đồng đội nghe thật đơn giản. Pinh chui ra khỏi màn, rồi ra đầu nhà trung đội đứng ngắm trời sao. Nghe tiếng nước chảy ở con suối xa, Pinh thấy nhớ nhà, nhớ bản, đến cồn cào. Pinh cứ đứng lên ngồi xuống ở một cái khoảng không nhỏ hẹp. Có tiếng động mé sau, Pinh giật mình quay lại thì ra là Trụ. cùng nhập ngũ một ngày với Pinh. Trụ hỏi Pinh:
- Sao đêm không ngủ lại ra đứng đây ?
- Không ngủ được vìcó nhiều điều phải nghĩ mà.
- Có việc gì vậy?
- Ngày mai học chính trị. Nghe nói là quán triệt nhiệm vụ mới của quân đội, để đi B ...
Trụ cười nói vẻ như không quan trọng:
- Điều ấy thì chưa biết thế nào với đời lính chiến cả. Nghe nói có thời gian quân ta đi rèn đủ yêu cầu là lên đường luôn. Nhưng có đợt  mới rèn được độ một tháng là thầy trò đã lên đường rồi. Riêng về trung đoàn mình, tớ cũng nghe được lơ mơ.
Pinh đi theo Trụ vì Trụ đang làm nhiệm vụ trong phiên gác. Pinh nói vứi Trụ vừa đủ nghe:
- Tớ có quyết định lên Đoàn văn công Quân khu công tác, thủ trưởng Kỷ đưa cho tớ tối hôm qua. Nhưng tớ cũng lại muốn đi chiến đấu.
- Đi B là vất vả, khổ sở đấy, không như văn công đâu. Thôi,  tớ chuẩn bị đổi gác đây,  cậu cũng về ngủ đi. Nên nhớ rằng làm trai cho đáng nên trai, mà lại là trai người Thái. Chia tay Trụ, Pinh về giường ngủ, nhớ những điều Trụ nói. Đúng!...
Ăn sáng xong, Pinh đi như chạy về nhà trung đội, treo cái bát vào nơi quy định,  mở ba lô lấy tờ giấy quyết định, chỉnh trang quân phục rồi lên nhà đại đội. Pinh vào đến cửa phòng thì thủ trưởng Kỷ đã ngồi ở bàn làm việc. Pinh vội báo cáo ngay vì sợ thủ trưởng bận việc:
- Báo cáo tôi xin gặp thủ trưởng.
Chính trị viên Kỷ nói với Pinh bằng giọng ân cần:
- Vào đây! Cứ vào đây đã:
- Báo cáo thủ trưởng, tôi xin ở lại đơn vị, không lên văn công quân khu nữa ạ.
Thủ trưởng Kỷ nhìn Pinh:
- Đã suy nghĩ kỹ chưa? Có tham khảo ý kiến của ai không mà quyết định cứng rắn thế?
- Tôi đã suy nghĩ kỹ rồi ạ. Và cũng đã hỏi ý kiến đồng đội.
- Thôi được! Mình thay mặt cho ban chỉ huy đại đội hoan nghênh quyêt định của cậu. Mong rằng Pinh là một chiến sỹ tốt, hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới.:
- Tôi xin gửi lại thủ trưởng tờ quyết định này. Cám ơn thủ trưởng, tôi đi xuống hội trường để học tập.
 Chấp hành lệnh của Quân khu, tất cả các trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội trực thuộc đều đã sãn sàng trên bệ phóng. Chiến trường đã vào giai đoạn khẩn trương quyết liệt. Thời cơ đã đến, chiến trường cần sự chi viện lớn cả về người vũ khí, hậu cần lương thực. Mặt trận Bê ba, Mỹ đã bắt đầu dùng B. 52 rải thảm. Một loại máy bay ném bom mang tính huỷ diệt hàng loạt. nhằm  làm cho quân ta tê liệt về sức chiến đấu. Trên mặt trận Khe Sanh, cứ điểm Tà Cơn và nhiều cứ điểm khác nữa, quân ta ngày đêm bao vây, không cho chúng ra chúng ra khỏi hầm và lô cốt. Chính vì vậy mà quân ta cũng bị tiêu hao lực lượng. Lệnh từ chỉ huy sở Sư Đoàn đưa xuống:  Chi viện cho  Bê ba, chủ yếu là mặt trận Đường Chín, Khe Sanh, nơi đang nóng bỏng và mang tính chiến lược của toàn chiến trường,. Trên đường Trường Sơn xe kéo pháo, xe vận tải hàng hoá cùng bộ đội hành quân vào như trẩy hội. Máy bay IL19 liên tục bay trên bầu trời. Pinh là tiểu đội trưởng tiểu đội dẫn quân củađại đội  một- ba- tư đã đến phà Long Đại sớm nhất để vượt sông.
Bến phà Long Đại trên đầu nguồn sông Thạch Hãn, các chiến sỹ giao  liên đưa bộ đội ta qua sông  chủ yếu là vào ban đêm. Tiểu đội Pinh vượt sông trước, đột phá cho đại đội và tiểu đoàn. Toàn đơn vị phải qua sông trong đêm, rất khẩn trương và bí mật. Thuyền chở bộ đội qua sông hầu hết do các nữ dân quân.điều khiển. Mỗi O một thuyền. Sang bờ sông bên kia, các thuyền quay lại ngay, để đi chuyến tiếp theo. Số quân đi vào đông hơn số quân đi ra.  không có ánh đèn sáng, các thuyền trên sông không hề dính vào nhau, đường đi đường về,  đã được quy định với các tay lái. Mới chập choạng tối, tiểu đội của Pinh đã xuống thuyền ngồi chờ, chưa có người chở,. lính ta ngồi tán chuyện Pinh là người đầu têu. Bỗng một nữ quân ra bờ sông nói to:
- Ai cho các anh xuống thuyền? Các anh có biết giờ này là giờ gì không?
Tất cả lính đang ú ớ, thì Pinh đứng dậy nói với đồng chí nữ dân quân:
- Báo cáo đồng chí. Chúng tôi biết là chúng tôi sai,.. 
- Đồng chí có phải là lãnh đạo không hè?
- Tôi là Hà Văn Pinh tiểu đội trưởng của tiểu đội.
- Tôi là Phòng người Quảng Trị, phụ trách con thuyền này. Yêu cầu các anh lên khỏi thuyền  ngay hè.
- Ấy chết! Tôi xin đồng chí đấy! Cứ để cho anh em chúng tôi ngồi đây, đằng nào chúng tôi cũng đã ở trên thuyền rồi.
- Không được.
Pinh và O dân quân tên Phòng đang đôi co thì từ trên đầu nguồn có tiếng máy bay IL19 và pháo sáng bắt đầu bắn. Bầu trời chợt sáng trắng, Trời đầy sao nhưng cái ánh sáng ấy vẫn làm cho không gian như khác lạ. Những chiếc dù pháo sáng nghiêng ngả  bay theo gió về hướng giữa dòng sông. O Kỳ là đại đội trưởng của đội thuyền ra lệnh. cho Phòng đưa mấy thuyền  bộ đội đã xuống ngồi qua sông ngay để các thuyền khác sang tiếp.
Lính ta được lệnh qua sông đều tỏ ra phấn chấn, Pinh thì mừng ra mặt:
- Các cậu thấy không? Việc đến  nó phải đến, không việc gì phải lo lăng cả.
- Tiểu đội trưởng nói chí phải
Phòng cùng ba nữ dân quân, tay cầm sào vừa đi vừa ca cẩm rằng:
- Lính ta bây giờ trẻ lắm, nhiều lúc nói không được.
Than vãn với mây O nhưng chính là Phòng muốn“ bắn tin” tới Pinh. Biết ý, Pinh đáp lại luôn. Vâng xin lỗi bà chị và ba em. Trót lọt qua sông vào chiến trường chiến đấu giải phóng miền Nam xong, trở về bến sông này chúng tôi có quà cho bà chị và ba em là được chứ gì. Các chiến sỹ cười ồ lên. Bỗng có tiếng đạn rú ngang trời  máy bay địch phóng rốc két xuống bến phà. Pháo sang IL19 bắn sáng rõ cả một vùng. Các cụm pháo cao xạ trên các trận địa của ta bắn trả quyết liệt. Đại đội trường Kỳ  nói to.
- Không mần chi cả đâu. Bộ đội cứ ngồi yên trên thuyền để bọn Tui làm nhiệm vụ. Lợi dụng thời cơ máy bay địch hoang mang bay ra cửa biển thuyền qua sông càng an toàn mà Lập tức. thuyền chở bộ đội chen nhau qua sông. Dù pháo sáng bay vào hai bên bờ sông, có cái rơi ngay vào thuyền. Thuyền cập bờ nam,  chiến sỹ thở phào bước lên, O nữ dân quân lên tiếng:
- Tụi em chúc các anh chiến thắng trở về. Nhớ tụi em nhé.
Tiếng lính lao sao đáp lại:
- Chúc các O dân quân bên phà Long Đại tươi trẻ mãi để đưa bộ độ qua sông được nhiều! 
- Cảm ơn các O, chúc các O mạnh khoẻ! Hẹn ngày gặp lại!
Chia tay với các O chèo thuyền, lính ta phải hành quân khẩn trương, nhanh gọn, để tập kết ở một binh trạm giao liên tiếp theo.
Từ binh trạm  này, một đơn vị cán bộ chiến sỹ của trung đoàn xuất phát truớc,  giao liên dẫn đường đi độc lập. Tiểu đoàn 8, đi đầu là tiểu đội của Pinh  ba lô, súng đạn sẵn sàng bắt đầu hành quân lấy đơn vị hành quân là Trung đội cho tiện việc kiểm quân. Những đoạn đường đầu tiên quân ta hành quân còn đầy khí thế của lính trẻ vào trận. Tiểu đội Pinh đi đầu hàng quân dưới sự dẫn đường một O giao liên. Theo cung đoạn đường mòn, đến được binh trạm tiếp theo thì đoạn đường này là dài nhất, người dẫn đường cần có sức khoẻ và nhớ đường. Dung là nữ giao liên được giao dẫn quân đoàn đường này. Dung quê ở Cẩm Xuyên Tỉnh Hà Tĩnh, dáng người nhỏ bé nhưng rắn chắc với bộ quân phục, mũ tai beo, gậy Trường Sơn, túi cá nhân trong đó có cơm, bi đông nước và thuốc phòng bông băng cá nhân. Tất cả được trang bị như một người lính vậy. Dung hay cười nói chuyện rất có duyên nên linh ta bị chinh phục trong việc chỉ huy hành quân trên đưòng. Pinh đang đi đầu trong đội hình hành quân, bỗng lùi lại nhường vị trí đi đầu cho Đan, chiến sỹ của tiểu đội. Để có cơ hội gần Dung, Pinh tranh thủ bắt chuyện luôn:
- Nghe đồn tên em là Dung, có đúng không?
- Đúng tên em là Dung! Nhưng sao anh biết?
- Pinh cười:
- Lúc ở binh trạm, anh nghe người ta gọi em là Dung. Còn anh là Hà văn Pinh tiểu đội trưởng, tiểu đội hai. Nhìn Dung cười tươi Pinh mạnh dạn hởi:
 -À, em Dung năm nay bao nhiêu tuổi?
- Em hai tám. Nhưng anh hỏi mần chi?
- Anh hỏi để cho tiện cách xưng hô mà, như vậy là chúng tôi phải gọị O Dung bằng chị rồi đấy.
Dung cười cởi mở:
- Chị hay em có quan trọng chi mô, anh Pinh.
- Quan trọng đấy. Thế chị Dung đi giao liên lâu chưa?
- Mới thôi anh à. Còn nhiều điều phải học các anh đấy.
Sực nhớ ra nhiệm vụ. Dung liền bước nhanh và dài để kịp lên đầu hàng quân. Đây là nhiệm vụ của người giao liên dẫn đường ở đường mòn Trường Sơn.
Sau lúc Dung đi lên đầu hàng quân Pinh thấy bâng khuâng, trong lòng rộn lên bao suy nghĩ. Ngày đầu nhập ngũ là anh lính tân binh. Cây đàn bằng ống bương từng vang lên trong lòng bao đồng đội…. Rồi Pinh thoáng nghĩ: Giá cứ lên văn công, thì bây giờ đỡ vất vả.  Nhưng đi chiến đấu thì sao biết được bến phà Long Đại, biết được con đường Trường Sơn, và làm sao gặp được Dung cô giao liên. Ơ đời được cái nọ thì phải mất cái kia, chứ ai được hết cả đâu… Bỗng tiếng Dung gọi cắt ngang dòng nghĩ của Pinh:
-Anh Pinh! Sao anh không lên đầu hàng quân ? Anh bỏ vị trí của người chỉ huy rồi đấy!
Pinh giật mình xóc lại ba lô, đi như chạy lên đầu hàng quân, nói với Dung:
- Có chuyện gì đấy đồng chí giao liên yêu mến?
Dung vẫn bước đều làm cho Đan chiến sỹ đi đầu của tiểu đội, bật cười và nhường chỗ cho Pinh. Đan cũng muốn để Pinh nói chuyện tiếp với O giao liên lúc nãy, vì hãy  hai người  còn đang nói.
Trời đã chuyển sang đầu giờ sáng của ngày hôm sau. Cái se lạnh của rừng già, ở các cây cổ thụ đang toát ra, thoang thoáng, nhẹ nhõm, càng làm cho lính ta, những bước chân hành quân như bay bay, không mệt như lúc đầu buổi tối hành quân từ binh trạm giao liên. Trời phía đông sáng lên, cái vầng sáng ấy đã làm cho lính ta nhận biết đấy là phía đông của trái đất. Vậy đấy; Trên con đường mòn này, dưới tán lá cây của rừng già, khó ai tìm được ra phương hướng, chỉ có các cô giao liên là nhanh nhận ra các hướng đi mà họ đã đi lại hàng trăm lần trong cánh rừng này.
Tiếng của người chỉ huy chuyền xuống theo sự hướng dẫn của người giao liên:
- Nghỉ tại chỗ mười phút. Lệnh nghỉ tại chỗ mười phút được truyền xuống hết hàng quân cũng phải mất độ hai mươi phút thì mới đến được người lính cuối cùng. Pinh bước dạt sang bên con đường mòn, những gốc cây rừng như đã nhẵn bóng do lính ta nghỉ ngồi tựa lưng vào? Pinh tháo ba lô ra để ngay cạnh gốc cây, lưng tựa vào gốc cây, chân để lên ba lô. Pinh ngả người ra, mắt nhìn lên ngọn cây cao, trời tối om, Pinh phải tranh thủ ngủ một chút đời lính có nhiều cách ngủ khi hành quân, thậm chí vừa đi vừa ngủ. Pinh và linh của Tiểu đội đang mơ màng thì có lệnh hành quân. Không hiểu Tiểu đội ta vào hàng lúc nào, vừa đi vừa ngủ vào hàng hành quân hay sao mà. Tiểu đội Pinh đi đầu bị tụt lại đi thứ ba hẳn là do ngủ quên cả Tiểu đội. Dung cô giao liên vẫn dẫn đầu hàng quân nhớn nhác hỏi:
- Anh Pinh. À cả Tiểu đội nhà anh Pinh đâu nhỉ!
Một chiến sỹ đang ở vị trí đầu hàng quân, lên tiếng:
- Chắc là ngủ quên rồi.
- Có đúng thế không? Giọng Dung lo lắng.
- Âý là bọn tôi đoán vậy.
  Lính ta tỉnh táo hẳn lên vì được giao tiếp với cô giao liên. Trong lúc ngủ gà, ngủ vịt mà có một tiếng phụ nữ nói, thì khác nào tiếng kẻng báo thức, dễ nghe hơn lệnh của chỉ huy . Đoàn quân đi được mười phút thì tiểu đội của Pinh mới chạy đến chỗ Đan, Pinh vừa thở vừa nói với Dung:
- Dung không gọi bọn tôi, suýt nữa thì bọn khỉ nó lôi tiểu đội tôi vào rừng. Trông hiền lành thế này mà tệ thật?
- Đừng nói như vậy! Sao cả đơn vị đều nghe thấy lệnh hành quân mà riêng tiểu đội anh thì không nghe thấy: