Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

HOA MUA TÍM - chương VII


VII
Vào khu rừng già, toàn những cây to cao, tán lá rợp mát, có cảm giác như vào hang động vậy. Bộ đội đã tập trung đầy đủ, hàng ngũ chỉnh tề từng khối theo các đơn vị để dễ kiểm tra quân số. Không nghe  thấy tiếng nói chuyện chỉ còn những tiếng xẻng cuốc, bi đông, súng đạn va chạm vào nhau. Một thứ tiếng động của người lính chiến đang hừng hực  bầu máu nóng để vào trận đêm nay. Đồng chí tham mưu trưởng trung đoàn, sau khi nghe báo cáo quân số của các đơn vị xong đã kiểm tra lại rồi hô to khẩu lệnh:
- Nghiêm! Tất cả bộ đội chú ý. Tôi xin giới thiệu: Đồng chí Chính ủỷ trung đoàn nói chuyện với bộ đội toàn trung đoàn chúng ta trước giờ xuất kích.
Tiếng vỗ tay rào rào Một bóng đèn pin nho nhỏ từ trong  hàng cây gần đó đi ra. đến trước hàng quân thì dừng lại, ánh đèn pin tắt hẳn. Bộ đội ta ngồi dưới phán đoán đó là Chính uỷ Nghiêm Kình đang đứng trước hàng quân. Thì tiếng nói ấm áp của Chính uỷ cất lên:
- Thưa toàn thể cán bộ chiến sỹ trung đoàn 66 thân yêu của tôi! Trước giờ phút lịch sử mà các đồng chí đã sẵn sàng. Tôi chỉ biết nói: Chúc các đồng chí Quyết chiến quyết thắng trở về!
Cả đoàn quân im lặng, chờ những lời nói tiếp theo của Chính uỷ. Qua ánh sáng của sao trời, ánh sáng của đèn pin lờ mờ, những cán bộ và chiến sỹ đứng ở đầu hàng quân đã nhìn thấy Chính uỷ Nghiêm Kình rút khăn mùi xoa lau nước mắt. Có lẽ ông nghĩ lúc này ra đi là một đội ngũ hùng hậu, nhưng khi trở về liệu có còn nguyên vẹn không?
 Chính uỷ mới nói tiếp những lời xúc động, sâu sắc:
 - Chiến tranh. Vào trận. Xung phong lên phía trước. Giáp mặt với quân thù, đạn bom tàn khốc,thì những sự hy sinh, mất mát, đau thương là lẽ đương nhiên của cuộc chiến. Ai cũng biết như vậy. Nhưng! Ai biết hy sinh cho Tổ quốc? Ai biết hy sinh cho đồng bào mình? Chính là các đồng chí đang đứng chờ lệnh ở đây. Các đồng chí, đồng đội thân yêu của tôi! Không phải tôi nói, mà là Tổ Quốc nói, đất nước nói với các đồng chí: Giờ xuất kích áp sát đồn Tà Cơn đêm nay bắt đầu.
Tất cả đoàn quân hô to: Xung phong, Xung phong, Xung phong! Cả rừng cây bắt đầu chuyển gió. Bộ đội ta theo phương án tác chiến được triển khai ngay trong đêm. Lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của trung đoàn bay trước gió. Bộ đội đang ào lên như sóng biển  Đoàn quân đã ra khỏi khu rừng già. Chính uỷ đứng tựa vào một cây rừng, nhìn về hướng Tà Cơn, mà mường tượng ra quân ta xông lên áp sát, giáp mặt với quân thù.
Vậy đấy!Thời gian đã chứng kiến, nhiều lần Chính uỷ tiễn quân vào trận, rồi khi im tiếng súng, Chính uỷ lại đón quân trở về. Ôi! Đâu có còn đủ hàng ngũ như lúc ông tiễn quân ra đi. Chính uỷ soi đèn pin đi về chỉ huy sở, Chính uỷ thầm nói:
- Chiến tranh. Chiến tranh là vậy!
Chính uỷ về đến  hầm vừa ngồi tựa lưng vào vách đất thì chiến sỹ liên lạc xuống cửa hầm báo cáo:
- Báo cáo Chính uỷ, có một đồng chí chiến sỹ ở đại đại 134, tiểu đoàn 8 muốn xin gặp Chính uỷ.
- Mời đồng chí ấy vào đây.
Đồng chí liên lạc nói:
- Chính uỷ thức suốt đêm qua, bây giờ để Chính uỷ ngủ một tý cho đỡ mệt chứ ạ.
- Không sao. Cứ để đồng chí ấy vào gặp tôi.
- Rõ!
Đồng chí liên lạc quay ra  báo cho người chiến sỹ vào hầm Chính uỷ. Pinh theo đồng chí liên lạc vào hầm.
Pinh rụt rè, ấp úng, không biết vào đầu câu chuyện thế nào, thì Chính uỷ hỏi:
- Sao? Có vấn đề gì đồng chí cứ nói. Là lính cơ mà, phải không?
Pinh mạnh dạn đề xuất ý kiến:
-  Báo cáo Chính uỷ. tôi là Hà Văn Pinh dân tộc Thái, mọi người thường gọi là Thái trắng, tiểu đội trưởng tiểu đội ba trung đội bốn, đại đội 134. D 8 của trung đoàn. Không hiểu sao khi vào đến chiến trường, thì tôi lại xuống làm tiểu đội trưởng anh nuôi. Đại đội trưởng Lạp nói như ra lệnh,  tôi phải chấp hành. Thưa Chính uỷ! Nguyện vọng của tôi là muốn cầm súng bắn kẻ thù. Vì trước lúc đi bộ đội, tôi có hứa với bản Chiêng Lau quê tôi như vậy. Nên tôi mạnh dạn đề nghị với Chính Uỷ, báo cáo hết.
Chính uỷ cười và nói:
- Vậy là tôi biết rồi. Đồng chí chờ tôi một lát.
Chính Uỷ cười nói và lấy tờ giấy viết mấy chữ  nói với đồng chí liên lạc:
- Đồng chí Thuỷ cầm giấy tờ này, xuống đại đội 134 đưa cho đồng chí Lạp đại đội trưởng  cho đồng cí Pinh, Hà Văn Pinh về đơn vị chiến đấu.là chiến sỹ cũng được, cốt là được ra mặt trận không làm tiểu đội trưởng anh nuôi nữa- Chính uỷ quay sang hỏi Pinh được chưa chiến sỹ nuôi quân
Pinh nói nhanh:
- Được rồi cám ơn Chính uỷ tôi về.
Chiến sỹ liên lạccùng đi với pinh bàn cách để gặp đại đọi trưởng Lạp ngay bây giờ ngay bây giờ kẻo mất thời cơ. Pinh gặp được đại đội trưởng Lạp đưa tờ giấy Chính uỷ viết. Chấp hành lệnh của cấp trên đại đội trưởng biên chế Pinh về tiểu đội cũ của mình, nhưng không giữ chức vụ tiểu đội trưởng nữa. Pinh rất vui vẻ chấp hành, vào trận ngay sáng hôm nay.
Trời phía Đông đã rạng sáng, một vầng đỏ au ở phía xa. đang đẩy mây lên, báo cho mọi người biết hôm nay là một ngày nắng đẹp. Chính uỷ lên cửa hầm nhìn cây rừng nối hàng theo nhau lớp lớp  như những hàng quân ra trận, hoa rừng chen nhau khoe sắc màu rực rỡ,  trước bình minh một ngày mới. Người lính đã qua hai cuộc kháng chiến, trên đầu tóc đã ngả mầu sương, nhìn lớp bộ đội bây giờ thấy họ sao mà đáng yêu đến thế.
Vậy đấy! Là người lính, họ chỉ yêu cầu đơn giản thế thôi. cao xa gì đâu?  Người lính thì phải sống chết với kẻ thù. Cậu lính nuôi quân vừa gặp để đề xuất tâm tư của mình, là người dân tộc Thái, cậu ta nói thật chứ không vòng vo. Ngạn ngữ của người Thái có câu” Hổ vằn ngoài da. Người vằn trong bụng”. Ý nói là con người thường không thật lòng. Hay.
Trời bắt đầu sáng rõ tiếng chim kêu rít rít  buổi sớm mai cùng tiếng vượn hú làm cho không gian thanh bình ấm áp. Bỗng những tiếng gió rít, ầm ào nghe đến rợn người. Chính uỷ vội xuống hầm  kêu to:
 - B52 đấy.
Vì Chính  uỷ chịu nhiều trận B52 rồi, nên ông có kinh nghiệm. Những tiếng ục ục rung chuyển dưới lòng đất là B52 đã thả bom rồi. Rải thảm ngay từ sáng sớm thế này là chúng sẽ thả bom liên tục một vệt dài đấy, chúng rải thảm theo kiểu cuốn chiếu làm cho quân ta mất sức chiến đâu. Đợt B52 vừa dứt.Chính uỷ lên khỏi hầm. Đứng nhìn sang phía quả đồi bên kia thấy mấy chiến sỹ đang lơ đãng coi thường và chủ quan, Chính uỷ quát to:
- Xuống hầm đi, B52 nó quay lại bây giờ đấy! Các đồng chí có nghe tôi nói gì không? C          Nhìn sang chỉ huy sở của trung đoàn, cây cối đổ ngổn ngang. Chính uỷ thần người ra nói một mình:
- Vậy là chỉ huy sở đã bị B52 phá rồi! Không biết quân ta thế nào? Bộ đội có sơ tán kịp không?
Bom đạn ở mặt trận, là chuyện cơm bữa với người lính chiến. Bộ đội trung đoàn 66 từ ngày vào mặt trận, đã nếm mùi B52 ba bốn lượt rồi. Nên nói tới B52  ác liệt cả vì họ đã biết được quy luật đánh phá của chúng, có điều không chủ quan, vì kẻ địch cũng nhiều thủ đoạn.
Cả một ngày khống chế địch ở đồn Tà Cơn, bộ đội ta áp sát và tấn công bằng nhiều mũi, làm cho địch trong đồn hoảng loạn. Sau đó chúng đánh trả quyết liệt. Vì thế bộ đội ta thương vong và hy sinh quân số cũng đáng kể. Từ ba giờ sáng, quân ta đã quyết chiến với bọn địch  trong đồn, Máy bay yểm hộ, chúng đã bắn phá khu vực quân ta áp sát đồn dường như không còn chỗ đất nào mà không có vết bom đạn của máy bay địch. Bộ đội tasau nhiều giờ chiến đấu ác liệt cũng cần nghỉ ngơi và bổ sung lực lượng. Chiều đến, mặt trận dịu xuống, tiếng súng đã thưa thớt, chỉ còn những chiếc máy bay IL 19 bay ở trên cao để trinh sát, Lúc này, theo kế hoạch của Bộ tư lệnh  mặt trận, quân ta trở về để ổn định, bổ sung quân số sau trận đánh. Nhìn lại chiến trường, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn ba họng súng đaị liên  trong đồn địch. Riêng  khoản bắn tỉa, không biết chết bao nhiêu tên Mỹ, nhưng không thấy chúng bắn trả lại, các lỗ châu mai đều im bặt tiếng súng. Còn hàng tiếp tế cho bọn địch ở trong đồn Tà Cơn, máy bay vận  tải Mỹ không dám bay thấp để  thả dù hàng xuống sợ quân ta bắn trả, nên hàng từ máy bay thả xuống đã bay hết ra ngoài khu vực đồn. Bọn Mỹ không dám ra thu hàng vậy là nghiễm nhiên máy bay địch đã tiếp tế hàng cho quân ta. Chiến lợi phẩm thu được gom lại cho bộ đội mang về cải thiện. Chiều về, ngoài việc thu dung bộ đội bị thương, chăm lo chuyển tải thương binh vào các trạm quân y tiền phương, chôn cất liệt sỹ, xong là trời vừa tối. Quân ta về tập kết ở khu đồi đã trú quân dã ngoại. Sáng ra đi các thứ để cả trong hầm chữ A, bây giờ về không nhận ra chỗ nào với chỗ nào, đâu là hầm của mình. Riêng chỗ ở của tiểu đội Pinh, các hầm vẫn còn nguyên. Nhưng cây cối chung quanh bị gẫy đổ che lấp cả cửa hầm. Từng đại đội  kiểm quân số và cho bộ đội hành quân về binh trạm 12, để bổ sung quân trang, tiếp tục chiến đấu những ngày sau. Chiến dịch còn dài.
Các Trung đội trong đại đội 134 đều có chiến sỹ bị thương vong. Riêng trung đội 3, sự mất mát không đáng kể. Tiểu đội của Pinh hy sinh một, bị thương ba, khiến Pinh đau đáu thương xót đồng đội. Pinh cũng bắn tỉa được ba bốn thằng thò đầu ra khỏi đồn. Lập chiến công ở trận đầu là niềm vui, Pinh sẽ viết thư về cho gia đình và bản Chiềng Lau biết.
Trung đoàn 66 sau khi áp sát đồn Tà Cơn lần thứ nhất, có thương vong và quân số đáng kể, đang được bán sung khẩn trương để tiếp tục chiến đấu những ngày tiếp theo. Sự mất mát, hy sinh ở mặt trận, những chiến sỹ mới nhìn thấy, làm cho họ suy nghĩ về cái sống, cái chết., dù rằng trước khi vào trận họ đã xác định là tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì đồng bào miền nam ruột thịt, vì độc lập- tự- do thống nhất đất nước!
    
                                                         




                                                           



VIII
Xặng và các bạn trong lớp múa của trường Nghệ thuật Tây bắc, đã được đoàn văn công tỉnh, xin từ trường nghệ thuật về, dự buổi sinh hoạt toàn đoàn đầu tiên, Trụ sở của đoàn đã được sơ tán vào một bản Mường, cách quốc lộ chừng nửa ngày đi bộ.  Bản có tên là  Bắp, quang cảnh rất phù hợp với một đoàn nghệ thuật. Hôm nay mới có dịp gặp mặt chính thức nên  Xặng và các bạn có phầnbỡ ngỡ về sự thay đổi từ môi trường học sinh, sinh viên, sang môi trường diễn viên, công chức nhà nước, cán bộ đoàng hoàng. Nhưng rồi cũng quen dần, với công việc chuyên môn của diễn viên ở một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, dù là ở cấp tỉnh.
Ông Thiệu trưởng đoàn giới thiệu các diễn viên mới. Ông giới thiệu từng người, yêu cầu các em đứng dậy để toàn đoàn biết, là người dân tộc Mường, vóc người nhỏ bé, nhưng nhanh nhẹn và tháo vát, khi ông chỉ  huy dàn nhạc, dàn dựng chương trình. Ông là con người của công việc, tâm huyết với nghệ thuật dân tộc nói chung, và dân tộc Mường nói riêng. Ông là người tâm lý với diễn viên về mọi mặt, nhất là khi các em chuẩn bị lên sân khấu biểu diễn,. Cả lúc các em ăn, ngủ,  chơi vui sinh hoạt, vì vậy ông rất thông cảm với các em mới về đoàn. Ông  biết các em trong sinh hoạt chưa mạnh dạn, còn thiếu những cái cần có ở một tập thể.
Giới thiệu xong, ông Tiệu định nói về việc quan hệ yêu đương của các diễn viên mới, nhưng rồi lại thôi. Nói những yêu cầu này với diễn viên mới về đoàn công tác, có sớm quá không? Ông sợ các em lại mặc cảm ông tuyên bố: Chính thức từ giờ phút này các em là cán bộ, diễn viên của đoàn văn công tỉnh, do đội múa quản lý.
Cuối cùng ông nhìn toàn đoàn, trầm giọng xuống nói một hơi:
- Các đồng  chí đã biế  sau cái tết Mậu Thân 68 chiến trường miền Nam đã vào giai đoạn quyết liệt. Từ ngày giặc Mỹ đánh ra miền Bắc nước ta. nhân dân miền Bắc đã gồng mình lên để đánh trả máy bay địch, biết bao máy bay giặc Mỹ đã bị quân dân ta bắn rơi., Chiến trường Miền Nam, trong đó có món ăn tinh thần. Bộ đội muốn xem văn công biểu diễn, trước khi vào trận, muốn có các đoàn văn công vào chiến trường, vì vậy Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định: Đoàn ta sẽ tổ chức một tốp xung kích đi chiến trường phục vụ các đơn vị bộ đội ở mặt trận ngay đợt này. Với nhiệm vụ như vậy, Chi bộ và lãnh đạo đoàn đã quyết định: Vừa làm công tác tổ chức, vừa tập chương trình xung kích. sau hai tuần tốp xung kích lên đường. Quân số cụ thể lãnh đạo đoàn sẽ thông báo chiều nay để các đồng chí kịp chuẩn bị. Trong tốp xung kích đợt này có cả diễn  viên cũ, và diễn viên mới. Như vậy là phải có sự thay vai trong các tiết mục. Từ đông người rút lại còn ít người, đội múa sẽ vất vả. Bây giờ mời các đồng  chí về nghỉ. Đội trưởng các bộ môn ở lại, ta thống nhất một số việc cần triển khai để kịp cho việc tập chương trình.
Mọi người ở phòng họp ra về đều thấp thỏm không biết mình có được đi xung kích đợt này không? Có diễn viên viết đơn đề nghị với ban lãnh đạo đoàn, để xin được đi. Ông Thiệu tranh thủ gặp Xặng để làm công tác tư tưởng:
- Thế nào, diễn viên mới có điều gì phân vân, nếu được đi xung kích đợt này?
Xặng vui vẻ :
- Báo cáo chú cháu thấy rất vinh dụ và sẵn sàng đi công  tác đợt này.
- Thế thì tốt. Tốp ở trường về chỉ có  mình cháu đi đợt này, cố gắng thay vai cho tốt  nhé.
- Bao giờ đi hở chú?
- Bí mật quân sự. Cứ chuẩn bị tư tưởng là chuyến đi sẽ vất vả đấy Xặng ạ.
Ông Thiệu nói với Xặng xong, biết là Xặng không có  gì lấn cấn trong việc đi xung kích phục vụ bộ đội, ông  yên tâm. chuẩn bị nhân sự tốp xung kích.
Yến Nghi là phó trưởng đoàn, kiêm đội trưởng đội kịch. Nay trực tiếp làm trưởng đoàn xung kích, đồng chí Xặng làm phó. Nhạc công 3 , múa 6 , ca 4 đồng chí. một anh nuôi một lái xe. Chương trình biểu diễn vào khoảng 40 phút. Có đủ thể loại như múa, hát đơn ca, tam ca, độc tấu nói, độc tấu Acc. Trước khi đi sẽ diễn báo cáo. Mời các đồng chí trong Thường vụ duyệt trước khi lên đường.
Bình là đội trưởng đội nhạc, có vẻ phân vân, ngồi thần người ra một lúc rồi phát biểu thật dõng dạc:
- Tất cả các vấn đề đồng chí Trưởng đoàn vừa báo cáo, tôi nhất trí. Song có một vấn đề tôi hơi phân vân: Số lượng Đảng viên của tốp xung kích đi chiến trường như thế có ổn không? Chỉ có ba Đảng viên, là đồng chí Lương và đồng chí Tuế, đồng chí Yến Nghi. Liệu có cần bổ sung thêm Đảng viên nữa không?
Ông Thiệu hút xong điếu thuốc lào rồi nói:
- Xin ý kiến các đồng chí? 
Bình lại phát biểu tiếp và thái độ rất nhiệt tình:
- Tôi xin có ý kiến thêm về trường hợp đồng chí Xặng. Là diễn viên mới về đoàn, mà  đã giao nhiệm vụ là tốp phó của tốp xung kích, liệu có vội quá không?
Ông Thiệu lại làm một điếu thuốc lào. Rít một hơi dài, phả khói ông nói có vẻ không bình thường:
- Tôi đề nghị đồng chí Bình nói rõ về cái vội vàng đưa đồng chí Xặng làm phó đoàn để hội nghị biết cớ phải đồng chí bảo tôi vội vàng. Nhân đây, tôi đề nghị các đồng chí sẽ xem: Xặng là diễn viên mới về đoàn, chưa là Đảng viên, nhưng đồng chí ấy có giấy giới thiệu của nhà trường là đã học lớp đối tượng và chuẩn bị kết nạp,  ta  xin Xặng về đoàn, nên trường chưa kịp kết nạp. Tôi thấy đồng chí ấy  là người có trách nhiệm với công việc, được quần chúng ủng hộ, biết vận động quần chúng. Tôi nghĩ đồng chí ấy sẽ hoàn thành nhiệm vụ tốt.
Đồng chí Trần Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ dự họp thấy không khí có vẻ gay cấn nên đứng dậy nói dung hoà:
- Thưa các đồng chí! Như vậy là đồng chí Thiệu và các đồng chí đã làm công tác tổ chức nhân sự theo tinh thần công văn số 33, của Thường vụ Tỉnh uỷ. Tôi thấy các đồng chí làm tốt không có gì phải tranh luận. Tôi không nói về trường hợp nhân sự cụ thể nào cả. Các đồng chí nhớ cho, sức mạnh là ở tập thể. Diễn viên, nhạc công đã thấm nhuần tinh thần nhiệm vụ của đợt đi công tác xung kích phục vụ bộ đội ở chiến trường, của Thường vụ Tỉnh uỷ rồi, tôi tin là anh em sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.  Y kiến đồng chí Bình, nói là cho hết nhẽ, để chúng ta cân nhắc thôi, chứ theo tôi  không có vấn đề gì khó dễ.
Ông Thiệu lại làm một điếu thuốc lào rồi kết luận:
- Chúng ta thống nhất theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyên uỷ viên Thường  vụ Tỉnh uỷ đã nói hết nhẽ rồi.
Giờ tôi xin thông báo về thời gian. Dự kiến là tối 16 tháng 3 ta đề nghị Thường vụ Tỉnh uỷ duyệt chương trình nghệ thuật của tốp xung kích. Và nếu không có gì thay đổi thì ngày 20 tháng 3 ta xuất phát. Còn vấn đề đi rèn hành quân ta sẽ đi vào các buổi tối hàng ngày. Yêu cầu là đảm bảo trọng lượng trong ba lô như  quy định, nghĩa là 25 cân. Thời gian đi rèn là hai tiếng đồng hồ, để có sức chịu đựng quen. Vì hầu như hành quân trong mặt trận là đi bộ, trên vai có cả đạo cụ, nhạc cụ, và  trang phục biểu diễn nữa,  Cuộc họp đến đây là hết.
Buổi tập trên sàn, coi như chạy chương trình, thời gian đúng 35 phút, chưa kể giới thiệu. Xặng có mặt trong tất cả các điệu múa, Nói tiếng phổ thông chưa được mạch lạc, nhưng giọng Xặng có nhạc cảm, nên sự nhấn nhá, to nhỏ, nhanh chậm, nghe rất tình cảm mang được cái hồn của tiết mục đến cho người xem. Xặng rất tự tin và hết mình với công việc mới mẻ này. Tất cả diễn viên nam nữ trong đoàn, nhất là các bạn học cùng trường về đoàn  với Xặng, đều chúc mừng và động viên Xặng.     
Mười chín giờ ngày 16 tháng3, người ngồi đã kín ghế hội trường. Bí thư Tỉnh uỷ cũng có mặt, cùng các đồng chí trong Thường vụ, lãnh đạo các Ngành, đoàn thể và nhân dân trong khu vực đóng quân đến xem rất đông, cánh màn sân khấu mở ra. Ông Thiệu chỉnh tề trong bộ quần áo Com lê. Ra  giữa sân khấu cất giọng nghiêm trang:
- Kính thưa đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ. Kính thưa các đồng chí đại diện các ban ngành, đoàn thể…Ông Thiệu trưởng đoàn văn công nói về quá trình xây dựng tiết mục của tốp văn công xung kích, về sự cố gắng của anh chị em diễn viên ông trân trọng cám ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự giúp đỡ tận tình của bà con xóm Bắp đối với đoàn. Cuối cùng ông thay mặt toàn đoàn và tốp văn công xung kích hưas hoàn thành tốt nhiệm vụ do lãnh đạo và nhân dân các dân tộc trong tỉnhuỷ thác: Mang lời ca tiếng hat phục vụ bộ đội chiến sỹ ngoài mặt trận!
Tiếp lời ông trưởng đoàn, Xặng cinh tươi bước ra sân khấu làm nhiệm vụ của mình. Tiếng nhạc, tiếng côồng cho tiết mục mở màn bắt đầu nổi lên. Tiết mục tuy ít người, nhưng vẫn gây được cảm tình cho người xem. Đặc biệt tiết mục tấu nói “ Nắm cơm hoả tuyến”của Yến Nghi  gây xúc động mạnh cho người xem, vì diễn viên cũng thể hiện tốt. Đến đoạn diễn có câu nói: “ Thừa một nắm cơm, hay thiếu đi một người đồng chí”, Khiến  cả hội trường như lặng đi. Mọi người hình dung ra sự khắc nghiệt ở chiến trường. Thừa một nắm cơm tức là một người đồng chí đã hy sinh! Bí thư Tỉnh uỷ lấy khăn mùi xoa  lau nước mắt.
Chương trình biểu diễn xong, cả hội trường đứng dậy vỗ tay theo tiết tấu của bài hát “Giải phóng Miền Nam.” Bí thư Tỉnh Uỷ lên sân khấu bắt tay từng diễn viên và tặng hoa. chúc tốp đi xung kích sẽ hoàn thành nhiệm vụ,   
Sáng sớm ngày 20 tháng 3 chiếc xe Zin 130 mang biển số màu đỏ  của Bộ huy quân sự tỉnh đã có mặt ở sân nhà ăn của đoàn văn công. Từ bốn giờ ba mươi phút sang, Xăng đã gọi chú Yến Nghi chuẩn bị xếp đồ lên xe. Yến Nghi nhà viết kịch là Phó trưởng đoàn văn công kiêm đội trưởng đội kịch của đoàn, nhưng đi xung kích đợt này, Yến Nghi được lãnh đạo Ty Văn hoá Thông tin chỉ định là tốp trưởng tốp văn công xung kích . Tất cả các anh em trong tốp đã dậy trước giờ quy định, ba lô gọn gàng. Xặng huy động mấy cậu con trai  xếp  lên xe tất cả các ba lô quần áo của tiết mục,ba lô cá nhân, dụng cụ của bộ phận nuôi quân Một cái băng rôn bằng vải đỏ có hàng chữ thật trang trọng “Chúc tốp xung kích lên đường chân cứng đá mềm”được căng lên.
Trời sáng rõ, ánh mặt trời đã chiếu lệch trên đỉnh núi cao. Các bố mế ở trong xóm Bắp đã đến sân nhà ăn của Đoàn. Diễn viên ở nhà, và diễn viên đi xung kích tập trung từng tốp từng tốp, chia sẻ với nhau tình cảm  người đi  người ở .
Ông Thiệu trưởng đoàn hỏi trực ban:
-  Khách đã đến chưa?
-  Báo cáo chú, khách ở trên tỉnh đã đến rồi, đang ở phòng khách.
- Cậu vào bảo chú Tâm mời khách ra để ta bắt đầu, không muộn mất, máy bay Mỹ sắp hoat động rồi đấy.
Đoàn khách Trưởng ban Tuyên giáo và lãnh đạo ngành Văn hoá Thông tin đã ra ghế ngồi. Bà con trong xóm Bắp đứng chật sân. ‘
Trên cái bàn đã kê sẵn, có một lọ hoa rừng trông thật tươi tắn và rất “văn công.” Ông Thiệu chờ mọi người trật tự rồi cất tiếng  nói thật dõng dạc nhưng rất tình cảm:
- Kính thưa đồng chí Trần Nguyên Thường vụ Tỉnh Uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo! Kính thưa các đồng chí đại biểu khách quý, bà con xóm Bắp cùng toàn thể các đồng chí nam nữ diễn viên Đoàn văn công thân mến! Hôm nay một bộ phận xung kích của Đoàn lên đường đi công tác, phục vụ bộ đội ở chiến trường Miền Nam. Đây là niềm vinh dự cho Đoàn văn công tỉnh. Chúng tôi xin hứa với lãnh đạo và bà con sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng này. Tôi xin giới thiệu đồng chí Bùi Thị Xặng,  tốp phó, tốp văn công xung kích lên phát biểu. Xặng vận bộ quân phục bô đôi, đầu đọi mũ tai bèo, đi lên cái bàn mà trưởng đoàn vừa đứng đó phát biểu. Xặng cười tươi rói, hai má ửng hồng lên.
- Kính thưa các bác, các chú đại biểu! Thưa ban lãnh đạo đoàn! Thưa các bạn. Tôi  thay mặt cho mười bảy thành viên trong tốp văn công xung kích của đoàn đi công tác đợt này, xin hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đoàn và tỉnh  cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh trao cho chúng tôi. dù chúng tôi phải gian khổ, vất vả, phải đương đầu với bom đạn kẻ thù. Chúng tôi se vượt qua. Hẹn ngày chiến thắng trở về.
Tiếng hoan hô vang dội. Tất cả đoàn chạy lên vây lấy Xặng mà hôn, mà chúc mừng. Sân nhà ăn của đoàn như tràn ngập không khí lưu luyến, bùi ngùi, bịn rịn, chia tay.
Xe chở tốp xung kích đã nổ máy, bấm còi. Các thành viên trong tốp đi, đã lên xe.  nước mắt cứ trào ra. Người ở nhà cũng vậy. Ông Thiệu trưởng đoàn, không cầm nổi nước mắt. Ông đã mất bao công sức, lặn lội với các diễn viên nhạc công. Có không ít diễn viên thường gọi ông bằng bố. Vì lẽ ấy mà ông chỉ vẫy tay tiễn đưa chứ không ra cạnh xe. Ông sợ  ông không nén nổi xúc động, làm cho diễn viên thêm sự  bịn rịn.  Chờ cho xe chuyển bánh và đi khuất vào lối rẽ vào trụ sở của đoàn sơ tán, ông  mới đứng ra và ứa nước mắt nhìn vào khoảng không hun hút cuối con đường thân quen.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét