Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

HOA MUA TÍM - chương III

III

Tiếng trống chiềng, tiếng nói cười, âm vang cả khu vực Chiềng Lau. Băng cờ khẩu hiệu rợp trời. Đi tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ của khu vực Chiềng Lau có đủ thành phần từ người già đến con trẻ, họ vui vẻ tự hào bởi lâu mới có một đợt nhập ngũ như thế này: Chọn tuyển kỹ về sức khoẻ, chiều cao, và hình như có cả tiêu chuẩn đẹp trai nữa thì phải ? Trông anh nào anh ấy cứ như cây lim ,cây sến giữa rừng núi quê hương. trước lúc đoàn tân binh đi về huyện, Chiềng Lau  đã làm những thủ tục, như già làng tặng quà, thanh niên trao cho nhau, khăn Piêu, ống Pín Mùn, những cái túi xinh xinh được thêu đẹp, mẩu sắc sinh động, người đi, người ở đều nhớ cả. Họ còn trao cho nhau ánh mắt yêu thương, những giọt nước mắt nặng chĩu tình người Chiềng Lau.
Pinh là một trong những thanh niên nhập ngũ đợt này. Anh toại nguyện khi được bố   Toàn và mẹ Vạt vui vẻ cho đi nhập ngũ. tất nhiên bà Vạt đã khóc hết nước mắt. ông Toàn  đóng vai trưởng đoàn trống chiêng rất tích cực. Những thanh niên nhập ngũ đi thành hàng, tuy chưa có quân phục nhưng tác phong xem ra rất nghiêm túc, y như bộ đội thật. Theo chương trình thì buổi tối nay huyên sẽ giao quân cho đoàn Vinh Quang,  thuộc Quân Khu tại sân vận động huyện. Gọi là sân vận đông cho oai, vì  đó là sườn đồi dốc đến gần bốn mươi độ. Dưới chân đồi là một sân khấu kê bằng bàn học của trường cấp hai ghép lại, có phông màn, cờ đỏ sao vàng, trông trang nghiêm đúng tinh thần của ngày lễ giao quân.
Tới sân vân động, một người trong Ban quân sự huyện dẫn lính mới đi nhận quân trang. Mọi thủ tục xong. Thì trời vào đêm những chiếc đèn mang xông được thắp lên sáng trưng.
Mọi tân binh quần áo xúng xính trong bộ quân phục, vai đeo ba lô đầu đội mũ gắn sao, tìm hàng đứng vào cho đúng đơn vị của mình.
Hôm ấy,Pinh được huyện đội cử thay mặt anh em tân binh phát biểu trước lúc lên đường.
Pinh được biên chế về tiểu đội hai, trung đội ba, đại đội một ba tư. Pinh nghe nói  đại đội 134 là một đại đội có truyền thống từ ngày đánh Pháp phiên hiệu là đại đội Ký Con . Địa điểm đóng quân của đơn vị ở vùng trung du bán sơn địa. Doanh trại là khu nhà tranh, vách thưng bằng phên nứa, trông chắc chắn và đẹp. Bốn cái nhà nằm liền kề nhau, một hội trường  có ghế ngồi bằng cây rừng, chung quanh quây bằng phên nứa thấp,  một sân vân động to, Cổng ra vào của doanh trại được làm như kiểu cổng chào. Có lính vệ binh gác hai bốn trên hai bốn. Đường vào sân sạch bóng, cây xanh chung quanh doanh trại được trồng có hàng có lối trông thật đẹp. Pinh thấy yêu quang cảnh và chỗ ở của mình,         
Hôm nay đoàn văn công Quân khu về thâm nhập  Trung đoàn. Theo chương trình,  mỗi năm Đoàn văn công phải đi thâm nhập thực tế ba tháng, để gần cuộc sống của chiến sỹ.  để phục vụ bộ đội có hiệu quả hơn. Chiếc xe tải chở Đoàn vừa đến cổng Trung đoàn, các diễn viên ở trên xe nhảy xuống, lính ta ở trong doanh trại ào ra đón. Diễn viên nữ bím tóc hai bên vai trông thật xinh xắn và nhí nhảnh, diễn viên nam thì hồ hởi, cùng các chiến sỹ đi vào trong doanh trại. Diễn viên và lính, vui như hội.
Chiều đến, mới có năm giờ, thiếu nhi trong làng Đồi Khoai, làng Láo, Phố Rịa …Đã thập thò ngoài cổng doanh trại.    
Đã lâu lắm không có văn công, văn nghệ biểu diễn nên lính ta háo hức và dân quanh vùng này cũng mong mỏi. Riêng Pinh thì khấp khởi mừng thầm, vì có dip gặp được các nhạc công kéo đàn Violon may ra học hỏi được đôi chút, thì vui biết mấy. Nhưng Pinh không lộ cho ai biết điều này. Pinh đang vui, đuổi theo dòng suy nghĩ, thì Thuỷ liên lạc Đại đội đến tìm Pinh. Anh vội về mặc quân phục chỉnh tề, lên nhà đại đội.
Đại đội trưởng Lạp vui vẻ nói với Pinh:
- Đồng chí có cây đàn viôlôn bằng ống bương phải không?
- Vâng ạ.
- Đồng chí ngồi chờ Chính trị viên lên trao đổi nhé. Cứ ngồi đây. Việc vui thôi mà, không có gì phải suy nghĩ.
Thủ trưởng Lạp đi ra ngoài. Pinh đang sốt ruột thì chính trị viên Kỷ về. Thủ trưởng Kỷ người Thanh Chương Nghệ An. Một con người vui vẻ, được cán bộ và chiến sỹ cả mới đến  cũ đều yêu mến và tôn trọng. Từ khi có quân hàm, thủ trưởng Kỷ đã đeo quân hàm trung uý rồi, mà nay vẫn thế, chưa có thay đổi gì về sao vạch cả.
Pinh thấy thủ trưởng Kỷ đi vào liền đứng dậy:
- Báo cáo Thủ trưởng tôi đã có mặt đúng giờ.
Thủ trưởng Kỷ hỏi luôn:
- Cây đàn bằng ống bương của cậu vẫn biểu diễn tốt đấy chứ?
- Vâng ạ. Tôi vẫn kéo đàn cho anh em trong tiểu đội nghe vào lúc rỗi rãi cho vui và đỡ nhớ nhà. Hơn nữa bây giờ ống bương khô cong nên âm thanh hay lắm thủ trưởng ạ.
- Tốt! Tôi nói luôn để cậu khỏi suy nghĩ:
- Tối nay Đoàn văn công Quân Khu biểu diễn giao lưu ở sân khấu đất của trung đoàn. Đúng bảy rưỡi tối hôm nay thì bắt đầu. Theo gợi ý của Chủ nhiệm chính trị trung đoàn là đồng chí Lê.
- Cậu có biết thủ trưởng Lê không?
- Dạ có ạ. Một vài lần, Thủ trưởng Lê gọi cậu Phượng lên phòng, của thủ trưởng có chút việc riêng, tôi cũng được đi theo nên cũng biết lơ mơ là thủ trưởng Lê quê ở Thanh Hoá, mê văn nghệ, thể thao lắm ạ.
Chính trị viên Kỷ cười vui:
- Đúng thế.Vậy nên Chủ nhiệm gợi ý: Tối nay cậu mang cây đàn viôlôn bằng ống bương của cậu, biểu diễn giao lưu với Đoàn văn công Quân khu. Được chứ?
Pinh tròn mắt:
- Báo cáo thủ trưởng. Đoàn văn công chính quy hiện đại, có học rất bài bản, đàn nào đi đàn ấy. Đàn của em  là ống bương, thô sơ nhà quê…
Thủ trưởng Kỷ nói luôn:
- Đây là ý của thủ trưởng Lê chủ nhiệm chính trị Trung đoàn. cậu định không chấp hành à?
Pinh ầm ừ:
- Dạ thế thì …
- Thế thì sao?
- Dạ! em xin chấp hành ạ.
Chính trị viên Kỷ cười vui:
-Tốt. Bây giờ cậu về chuẩn bị đi. Tinh thần như người lính ra trận, kéo đàn cho tốt vào, không được tự ty về cây đan bằng ống bương.
Từ nhà Đại đội về, trong lòng Pinh nửa vui, nửa bối rối, không biết rồi mình sẽ biểu diễn ra sao? Liệu có thành công không? Pinh về tiểu đội, lấy cây đàn xuống lau qua và cho cô-lô-phan vào Achêr rồi ra sân tập trung cùng Tiểu đội. Khi hành quân tới sân vận động thì bộ đội hai tiểu đoàn, các đại đội trực thuộc và dân quanh vùng, đã ngồi thành hàng lối, bốn chiếc đèn Măng xông được buộc cao lên để ánh sáng toả khắp sân khấu. Pinh  ngồi vào hàng quân, lòng hồi hộp, không biết mình sẽ biểu diễn vào lúc nào? Dàn nhạc của Đoàn văn công ngồi ngay dưới cửa sân khấu, rất đông, có đủ kèn trống, viôlôn, cellô, côntrebas. Pinh đang cố lấy lại tự tin, thì trên sân khấu Thủ trưởng Lê phát biểu:
- Kính thưa thủ trưởng trung đoàn. Kính thưa các đồng chí Trưởng phó Đoàn văn công Quân khu. Hôm nay rất vinh dự cho cán bộ chiến sỹ trung đoàn, được đón tiếp và giao lưu văn nghệ cùng Đoàn văn công quân khu. Tôi xin thay mặt các thủ trưởng, các chiến sỹ toàn  trung đoàn nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí nam nữ diễn viên, về thâm nhập và biểu diễn giao lưu đêm nay…
Sân vận động vang tiếng vỗ tay hoan hô một hồi dài. Một diễn viên nữ với quân phục, váy ngắn, cầu vai đỏ, ve áo gắn miếng phù hiệu và một sao bạc. Chân đi đôi bốt đen nhánh, đầu đội mũ mềm, có gắn sao trông vừa đẹp, vừa chững chạc, đứng trước microrô, cúi chào khán giả, rồi cất giọng giọng ngân nga như chuông:
- Chương trình giao lưu của Đoàn xin được bắt đầu…. Qua đi mấy tiết mục, nữ diễn viên giới thiệu,  Hà văn Pinh  độc tấu đàn violôn bằng cây đàn tự làm. bài “Đường lên tây bắc” của nhạc sỹ Nguyễn Thành. Pinh cầm cây đàn ra giữa sân khấu. Một diễn viên nhạc công Acc của đoàn, xách ghế ra giữa sân khấu ngồi đệm đàn cho Pinh biểu diễn, coi như không có ai bên cạnh mình, Pinh nhắm mắt lại, kéo đàn thật say sưa. Cả sân vận động như không có tiếng động, tất cả hoà vào giai điệu, tiếng đàn Pinh diễn tấu, thì không biết ai là diễn viên, ai là chiến sỹ nữa. Tiếng đàn của Pinh nghe to và nuột nà, không vấp váp mà đằm thắm như có hương rừng gió núi. Pinh biểu diễn xong, mọi người vẫn im lặng tưởng chưa hết. Pinh cúi chào rồi, lúc ấy mới có tiếng hò la vỗ tay hoan hô. Bỗng tất cả các nhạc công của đoàn văn công từ dưới nhảy lên sân khấu, quây lấy Pinh và xem cây đàn bằng ống bương tự tạo như thế nào mà nghe lại hay và chuẩn như vậy. Rồi tất cả đứng thành một hàng ngang trên sân khấu. Nhạc sỹ Đôn Truyền  nhạc trưởng của đoàn nói:
- Tôi xin thay mặt các nhạc công trong dàn nhạc của đoàn, thay mặt toàn thể, cán bộ diễn viên trong đoàn, tặng đồng chí Hà Văn Pinh bộ dây đàn viôlôn  ngoại. Để đồng chí Pinh tập tốt và phục vụ bộ đội được nhiều hơn, góp phần xây dựng quân đội ta chính quy hiện đại. chúng tôi mong rằng đồng chí Pinh sẽ là nhạc công chuyên nghiệp trong một ngày gần đây.
Pinh đón nhận bộ dây đàn trong tiếng vỗ tay của mọi người trên sân vận động.  Trở về hàng quân, mà nước mắt Pinh cứ ứa trào vì cảm động. Pinh không ngờ các thủ trưởng lại cho mình cái cơ hội, cái giây phút vinh quang đến thế này. Gía như  bố Toàn và mẹ Vạt có mặt thì nói sao cho hết được cái vui, cái sung sướng. Mà nghĩ cho cùng, thì chỉ có đời lính mới có cái vinh quang như thế này thôi.
Buổi giao lưu văn nghệ kết thúc. Thủ trưởng trung đoàn đã lên phát biểu cảm ơn các diễn viên đoàn văn công Quân khu. Các đơn vị đã cho bộ đội hành quân về doanh trại của mình nghỉ. Nhưng đại đội Pinh, trung đội Pinh, đặc biệt là tiểu đội ba của Pinh lính đã lên giường rồi mà sự bàn tán về đêm giao lưu văn nghệ vừa xong vẫn rì rầm mãi không dừng. Có tiếng còi trực ban anh em mới im lặng, tưởng tượng, về cây đàn đã đem lại sự vinh quang cho Pinh buổi tối nay. Tiếng lá thông reo vi vu như muốn thức cùng Pinh và đồng đội.
Sau đêm giao lưu văn nghệ ấy, trung đoàn chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới mang tính chiến lược. Vì đế quốc Mỹ đã có âm mưu sẽ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sự kiện Vịnh Bắc bộ như là sự thách đố của đế quốc Mỹ. Nhiệm vụ của trung đoàn là không được chủ quan, mọi công việc học tập đến sinh hoạt của cán bộ và chiến sỹ từ thời  bình chuyển sang thời chiến. Lính thông tin từ trên Sư đoàn chuyển ngay, những cặp tài liệu có chữ “ Hỏa Tốc”  xuống các trung đoàn. Từ trung đoàn đến các tiểu đoàn, đến các đại đội trực thuộc, ngay trong đêm đó nhận được lệnh: Cán bộ chiến sỹ các đơn vị hãy sẵn sàng chiến đấu!





















IV.
    
Chiếc xe ô tô Gát sáu chín đang vượt đèo Cù Măng, đưa mười em học sinh tuyển được ở khu vực Mường Mùn xã Đồi Bồ về trường để đào tạo theo chương trình đã định. Tin đế quốc Mỹ sẽ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, đã đến với nhân dân, ở mọi miền đất nước, Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc chắc chắn là vô cùng ác liệt. Trường Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc, nhanh chóng sơ tán, về một Tỉnh vùng cao, tránh những trọng điểm kinh tế, nhằm an toàn trong những ngày huấn luyện học sinh trở thành diễn viên Ca, Múa, Nhạc, Kịch, cho các Đoàn văn công thuộc các tỉnh Tây Bắc, phục vụ quân dân Tây Bắc trong chiến đấu và sản xuất. Trong xe ô tô gồm các em học sinh và cán bộ phòng đào tạo đón học sinh về trường. Các em mang đồ dùng sinh hoạt. Có em mang hai vò rượi cần, vì rượu cần  ở vùng Mường Mùn ngon có tiếng, để liên hoan với các thầy cô trong buổi đầu gặp mặt, gọi là quà quê hương. Xặng là người lớn tuổi hơn, chững chạc, nên Hoàng cán bộ phòng đào tạo,thống nhất với Luy cán bộ tuyển sinh, tháng trước về Mường Mùn tuyển được Xặng, và một số em khác, tạm phân công cho Xặng là tốp trưởng để đôn đốc và quản lý các em, xe ô tô đi được hơn một giờ đồng hồ, vượt qua hai đèo thì dừng lại vì nóng máy.:
Mọi người trên xe nhảy xuống đường, để xả hơi. Xặng không có gì là mệt mỏi cả:
- Chú Luy có mệt không? Nghe Xặng hỏi Luy cười:
 - Bình thường thôi! Bọn chú đi công tác thế này luôn nên quen rồi. Xặng có mệt không?
- Có mệt một chút, nhưng đến giờ thì không mệt nữa. Ăn xôi vào thì khoẻ hẳn thôi chú Luy ạ.
 Nói xong, Xặng lên xe lấy một gói xôi to mang xuống. Xôi này là do Uỷ ban nhân dân xã Đồi Bồ cho người thổi,  gói lại cho các em đi ăn đường. Xặng xách luôn một can nước lá ngành ngạnh xuống. Nước lá này uống lành bụng, người Mường Mùn nói vậy. Xặng trải tấm ni lông xuống vệ đường, giở gói xôi ra chia làm ba mô, có cả muối vừng trộn hạt dổi cho thơm.
Mọi người đến chỗ Xặng mỗi người véo  một nắm xôi chấm muối vừng.
- Chú Luy thấy không? Trông chị Xặng y như cán bộ thật đấy chứ. Chúng cháu xin chấp hành đội trưởng một cách nghiêm túc.
Mọi người cười vui ăn xôi ngon lành. Nửa giờ sau, đoàn đi tiếp
Xe lên dốc đi độ hai cây rồi xuống dốc, qua cái ngầm hơi sâu. Nước lưng bánh xe vì có một trận mưa đêm hôm trước, xe xóc và lắc mạnh, làm cho mọi người trên xe tỉnh táo hẳn. Chợt chú Luy hét to:
- Về đến nhà rồi các bạn trẻ ơi!
Xe đỗ cạnh con đường mòn vào trường.
- Chào các em! Về được đến đây là giỏi rồi. Có mệt không? Thầy hiệu trưởng đến bắt tay từng em động viên. Anh cán bộ phòng hành chính tên là Hứa giới thiệu:
- Đây là thày Tiềm Hiệu trường nhà trường, và các thầy cô ra đón các em đấy.
Trong lòng Xặng bừng dậy nỗi khao khát bấy lâu ấp ủ. Xa bản, xa bố Đảm ấng Chiện, xa các anh em, tới đây mình sẽ học hành ra sao trong ngôi trường này để khỏi phụ lòng trông cậy của mọi người.. Trường nghệ thuật Tây Bắc mến yêu ơi! Đâu đây tiếng suối đầu nguồn, vọng về như  thác đổ. Tiếng chim rừng kêu khắc khoải trong núi. Tiếng cối giã gạo bên kia suối lục bục, cùng tiếng nước chảy ở cánh ruộng bậc thang gần đó. tràn xuống ruộng dưới róc rách không dừng. Tất cả những âm thanh ấy, nghe như một bản hoà tấu của các nhạc công trong trường nghệ thuật Tây Bắc ở vùng sơ tán. Tiếng đàn, tiếng hát, điệu múa ở bản Kén này của con em các dân tộc vùng Tây Bắc đêm ngày khổ luyện để thành diễn viên  ngày mai đi phục vụ mọi miền đất nước, làm sao lịch sử có thể quên được.
Học sinh được tuyển về  trường đã  vào khoá học theo chương trình. Một số em được phân công học nhạc cụ, thanh nhạc và đàn dân tộc. Riêng  lớp múa có ưu tiên hơn, các em ở Mường Mùn về đa số vào lớp này. Xặng được giao làm  lớp trưởng của lớp  múa bốn năm. Các em nhiệt tình học tập nên bước đầu đã nắm được phần cơ bản, các thầy cô rất yên tâm,  hy vọng có thể cung cấp diễn viên cho các đoàn văn công ngoài mặt trận, và  chuẩn bị cho các tốp xung kích đi phục vụ chiến trường khi cần đến. Thầy hiệu trưởng nói:
- Đây là chiến lược đào tạo Bộ văn hoá thông tin đã có chỉ đạo trong việc đào tạo diễn viên trong thời chiến, các đồng chí giáo viên trong trường đã thấm nhuần giảng dậy. Học sinh cũng hiểu điều này nên tích cực đóng góp công sức học tập củầ nhà trường.
Chiều nay mưa lất phất, những đám mây trắng là là bay quanh núi. Sân bóng chuyền vẫn thi đấu đông vui. Xặng đi dọc bờ suối quanh trường ngắm cảnh trời mưa lây phây. Người ta nói đời sinh viên có bao nhiêu ước mơ, nhưng Xặng chỉcó một ước mơ nho nhỏ, làm sao mình trở thành diễn viên múa để phục vụ cho nhân dân quê mình, bố Đảm máng Chiện và các em  được xem. Xặng sẽ  học hỏi, rèn luyện để đạt được ước mơ ấy.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét