Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

HOA MUA TÍM - chương IX

I X
Qua bốn ngày hành quân cả đi xe ô tô, đi bộ, tốp văn công xung kích đã qua các điểm, các trạm giao liên, qua nhiều điểm giặc Mỹ bắn phá ác liệt. Nếu tính từ điểm dốc Bò Lăn Thanh Hoá trở vào, thì có biết bao những trọng điểm giặc Mỹ bắn phá suốt ngày đêm. Anh em trong tốp văn công xung kích đã vào chỉ huy sở của Đoàn Vinh Quang ở mặt trận B3, nơi cán bộ chiến sỹ đang trông chờ từng ngày từng giờ. Khi chỉ huy Đoàn Vinh Quang nhận được thông báo của Bộ Tư Lệnh mặt trận: Có đoàn văn công của một tỉnh khu vực Tây Bắc vào phục vụ cán bộ chiến sỹ ở mặt trận B3. ưu tiên cho Đoàn Vinh Quang được xem trước, các thủ trưởng trên sở chỉ huy Đoàn Vinh Quang liến hội ý. Ý kiến của Chính uỷ Sư đoàn đã nhất trí giao cho trung đoàn 66 đón tiếp doàn văn công thật chu tất và đảm bảo an toàn cho diễn viên, sẽ phục vụ cán bộ chiến sỹ trung đoàn luôn. Sau đó đưa đoàn đi biểu diễn tiếp các trung đoàn và tiểu đoàn trực thuộc, cuối cùng đoàn  mới về biễu diễn ở chỉ huy sở  Sư Đoàn.  Nhận nhiệm vụ của Chính uỷ Sư đoàn, lãnh đạo trung đoàn bộ đã cử Chủ nhiệm chính trị trung đoàn và hai đồng chí trong ban tác chiến đi dón đoàn văn công ở ngay cửa rừng.
Đêm nay, Đoàn văn công sẽ vượt phà Long Đại và tranh thủ hành quân để kịp đến cửa rừng, nơi có các đồng chí lãnh đạo, cùng bộ đội của đơn vị đón Đoàn vào biểu diễn đang ở đó. Cách bến phà Long Đại hai trạm giao liên, tất cả các thành viên trong đoàn đều tỏ ra hào hứng. Mỗi chặng đường hành quân đã để cho họ thấy đất nước ta hùng vĩ,đang chống trả quyết liệt với sự ác liệt của máy bay giặc Mỹ bắn phá. Không nơi nào  không có hố bom  máy bay giặc Mỹ thả xuống. Theo bộ đội ta trên đường ra vào cho biết, thì bến phà Long Đại là một trọng điểm chịu bom đạn nhiều nhất. Máy bay của giặc Mỹ hầu như suốt ngày bay trên bầu trời, khống chế cả một vùng, thả bom các loại xuống khu vực phà Long Đại ,các loại bom sát thương như bom phá, bom bi, và bom na pan, nhằm chặn bước hành quân của bộ đội ta. Chưa kể những lúc IL19 ném đạn khói báo cho máy bay đến bắn phá. Nhưng bộ đội ta,  vẫn hành quân bình thường. Diễn viên đoàn văn công  lý sự, là bộ đội đi được thì văn công cũng đi được, có sao đâu. Khi đến bến phà Long Đại thì văn công gặp một đơn vị bộ đội,  Gặp nhau, chào hỏi vui như  hội. Đúng là vui hội lập công thật, cùng một chí hướng,  vì  Miền Nam ruột thịt, vì giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc! Bước chân hành quân như sóng trào biển Đông,  tiến vào mặt trận. Bộ đội gặp văn công, cùng xuống thuyền, những chiếc thuyền đã đợi sẵn ở ngay bên bờ sông, phía trên và phía dưới bến phà. Bộ đội yêu cầu Trưởng đoàn văn công cho diễn viên của đoàn, ngồi chung thuyền với bộ đội cho vui vẻ, để bộ đội nghe văn công hát. Xặng ở nhà nhận nhiệm vụ là tốp phó, tốp xung kích của Đoàn, nhưng trên đường đi anh chị em trong đoàn quen gọi là phó đoàn. Xặng chủ động chia văn công làm ba tốp  mỗi tốp có diễn viên hát, có nhạc công đệm đàn. Thuyền vừa ra khổi bến, bộ đội ta yêu cầu văn công hát lên, cho át tiếng bom. Lòng sông không rộng nên các diễn viên tranh thủ hát cho bộ đội nghe ngay. Tiếng hát cùng tiếng của mái chèo,  tiếng sóng  làm cho tiếng hát hay thêm lên, trong đêm trăng mờ ảo. văn công cứ hát, bộ đội cứ nghe, mặc cho máy bay IL19 thả pháo sáng ngay trên đầu nguồn, để pháo sáng bay xuống khúc sông có bến phà. Thuyền vào đến bến, bộ đội và văn công lên bờ, tất cả mọi người đều quay lại nói:
- Chào các O dân quân đã chở thuyền cho chúng tôi sang sông thật dũng cảm và đáng yêu lắm.
- Này các O dân quân chở thuyền cho bọn anh ơi? Vì nhiệm vụ mà các anh phải đi, bọn anh hẹn: Ngày chiến thắng trở về, lại qua thuyền em chở như đêm hôm nay nhé!
- Vâng! Các anh đi hè. Chúc các anh tiêu diệt được nhiều giặc Mỹ xâm lược, khi quay về nhớ xuống thuyền của chúng em nhé.
Họ chào nhau, chúc nhau. Mà hai bên bờ sông như huyên náo lên. Các o dân quân quay mũi thuyền lại thật nhanh để đưa bộ đội sang bờ Nam con sông. Còn bộ đội ta đã lên bờ rồi tranh thủ hành quân ngay để đảm bảo an toàn.
Đoàn văn công chia tay bộ đội rồi về tập trung hành quân. Xặng kiểm tra quân số rồi cho anh chị em hành quân, tiếng ho to của bộ đội:
- Chúc các em văn công trình diễn hay vào nhé, bọn anh chờ các em ở tuyến trên nhé.
Trong đêm như vẫn thấy những chiếc mũ tai bèo, mũ cối vấy đoàn văn công, các diễn viên của đoàn cũng vẫy lại cho đến khi đoàn quân đi xa khuất vào khu rừng già ngay phía trước mặt.
Xặng đi đầu hàng quân còn chú Yến Nghi đi sau cùng. Tất cả các thành viên mỗi người một gậy trường sơn, ba lô vẫn còn nặng vì trọng lượng chưa rút  đi được bao nhiêu.
Trong đêm những tiếng hú của đàn Vượn tìm nhau, tiếng của những con bìm bịp kêu rất đều, bẩy tiếng rồi tắt hẳn, tiếng gió rừng nghe lao xao trên những ngọn cây cao trọc trời, tiếng bước chân của đoàn quân đi, tạo lên một thứ âm thanh, nghe như tiếng của lòng đất chuyển động. Đoàn đi được một giờ đồng hồ, theo con đường mòn bộ đội vừa đi, đến ngã ba của khu rừng già trước mặt thì có một giao liên, là cô gái nói tiếng Hà Tĩnh, đứng đó giơ tay yêu cầu đoàn dừng lại.
- Các đồng chí có phải là văn công không hè?
- Vâng! Chúng tôi là đoàn văn công từ miền Bắc vào.
-  Các đồng chí vào đơn vị mô?
Các diễn viên tranh thủ hạ ba lô ngồi xuống bên đường nghỉ để chờ Xặng làm việc với giao liên.
Xặng nói tiếp:
- Báo cáo đồng chí giao liên, theo lệnh của  tỉnh khi chúng tôi bắt đầu hành quân. Là vào mặt trận B 3 phục vụ bộ đội Đoàn Vinh Quang.
Đồng chí giao liên  vui vẻ.
- Tui tên là Dung, giao liên dẫn đường ở đoạn đường mòn này. Từ khi vào nhận nhiệm vụ chỉ ở đây, chứ không đi mô cả. Nghe đồng chí Trưởng đoàn nói, đoàn các đồng chí còn phải hành quân một tiếng nữa mới tới chỗ các đồng chí đến biểu diễn. Nhưng bây giờ trời khuya rồi, tôi đưa các đồng chí vào binh trạm gần đây nghỉ, sáng mai tui với đoàn đi tiếp, đến binh trạm tiếp theo. Đoạn đường này sáng mai hành quân rất an toàn, ta có thể đi ban ngày được, các đòng chí cứ yên tâm.
Đồng chí giao liên dẫn đoàn vào một khu rừng đã có bộ đội đang ngũ tại đó. Xặng lo cho anh chị em mắc tăng võng. Thấy đồng chí bộ đội khoác súng ở tư thế gác, Xặng liền đến chỗ đồng chí hỏi: Đồng chí bộ đội ơi? xuống suối đi lối nào đồng chí?
- Các đồng chí ở đơn vị nào?
Xặng trả lời vui vẻ:
- Chúng tôi ở đoàn văn công, vào phục vụ bộ đội Đoàn Vinh Quang. Đến muộn quá nên chưa biết suối, đồng chí chỉ giúp cho!
- Các đồng chí đi thẳng rồi rẽ phải là đến . Xặng cám ơn, đi về chỗ anh chị em đã mắc tăng võng xong đang ngồi chờ, Xặng hỏi luôn:
- Có đồng chí nào cần rửa chân tay không?
- Có. Xuống suối à chị Xặng?
- Ừ . Xuống suối, đi nhanh lên, không khuya rồi. Tranh thủ ngủ, mai hành quân .
Xặng không quên gọi anh Bào, người lo hậu cần cho tốp xung kích, ra suối để biết chỗ nấu cơm,  sáng mai dậy sớm để nấu cơm và đun nước cho anh em hành quân. Với ánh đèn pin nho nhỏ Xặng đã tìm thấy dòng suối. Trong đêm, vẫn nhìn thấy dòng nước nhẹ chảy mà trong vắt. Nơi đây hẳn bộ đội đã xuống tắm giặt nhiều. Qua một ngày hành quân mệt mỏi, khi thả chân xuống dòng suối mát, thấy nhẹ bẫng đi cái mệt. Mọi người cứ muốn ngâm  chân dưới dòng nước suối, nhưng Xặng yêu cầu về ngủ để lấy sức mai hành quân.      
Vậy là một đêm ngủ rừng đi qua, Ánh sáng mặt trời đã chiếu vào mái tăng của các diễn viên  Xặng tỉnh giấc gọi nhỏ .
 -  Các diễn viên yêu quý của tôi ơi? Dậy thôi!
 Trong khi đó bộ đội cùng ngủ ở binh trạm này đã dậy và hành quân từ lúc mặt trời chưa mọc. Toàn Đoàn đã dậy hết và tỏ ra nhanh nhẹn. Bào đã nấu cơm, nắm cơm từng suất, đun nước để toàn đoàn cho vào bi đông. Mọi người ăn sáng vừa xong và ở tư thế hành quân thì Dung  giao liên có mặt.
- Ta hành quân hè?
Xặng  vui vẻ.
- Vâng! Chúng tôi đã sẵn sàng , đồng chí giao liên ạ.
-  Vậy ta lên đường hè.
Toàn đoàn văn công xung kích ba lô đeo vai, tay cầm gậy Trường Sơn bắt đầu hành quân. Xặng là người đi đầu hàng quân,  Yến Nghi là người đi khoá đuôi đoàn như hôm trước. Ra khỏi binh trạm, ông mặt trời đã lên cao nhưng không nhìn thấy. Mà chỉ thấy những tia nắng yếu ớt, xuyên qua các kẽ lá rắc hạt nắng xuống đất rừng già. Diễn viên mới vào chặng đường hành quân, chuyện còn rôm rả, cười nói vui vẻ. Cô gái giao liên người nhỏ bé nhưng đi nhanh mà cảm giác cô không mệt mỏi gì. Xặng cố theo kịp để nói chuyện với Dung
-  Chị Dung làm công việc giao liên này lâu chưa?
Dung cười thật tươi và nói nhỏ nhẹ với Xặng:
- Ba năm rồi, Dung đập cây gậy Trường Sơn vào gốc cây to bên đường, rồi nhìn vào con đường nói như hồi tưởng:
- Ba năm trước đây, con đường mà ta đang đi mần chi đã được thế này mô. Do người đi nhiều, bộ đội ta đi vô, đi ra suốt ngày đêm, chưa kể người vận tải hàng cho tiền tuyến, thành con đường cứ lèn xuống lòng đất, nhẫn lỳ và sạch bong. Không còn chiếc lá rụng nào ở trên con đường này. Đấy là vào mùa khô thôi, chứ mùa mưa cũng lắm vắt và nhiều muỗi vô kể. Ơ đây mùa khô mùa mưa rất rõ ràng, không như ngoài Bắc các chị mô. Thế mà bọn tui vẫn đưa bộ đội ra vào, chẳng mần răng cả.
Dung cười rồi đi nhanh lên một chút mới nói:
- Vậy nên phải yêu đời, lấy công việc làm vui, lấy tiếng cười làm thuốc bổ. Chứ thực ra có nhiều điều phải nghĩ lắm chứ. Nhưng rồi lại tự bảo mình: Nghĩ mần chi, lo mần chi. Cái chi nó đến, thì nó khắc đến. Tụi tui  chẳng lo chi, nghĩ mấn chi cho nó mệt mà chị. Dung quay lại hỏi Xặng: Thế chị tên chi:
-  Em tên Bùi Thị Xặng, người dân tộc mường, chị Dung  à Em cũng mới vào nghề, đi học xong là về Đoàn nghệ thuật của tỉnh ngay, và đi chiến trường luôn,
Im lặng mấy giây,Xặng nhìn Dung, tủm tỉm:
- Thế chị Dung đã có ai chưa?
- Mần chi mà có ai được mô, đi suốt ngày, suốt đêm thế ni thì mần chi có ai người ta theo được-. Dung cười, nói với Xăng- Nhưng cũng có nhiều người yêu đấy. Đông lắm. Là bộ đội đi vô, đi ra. Còn... có một người thì chưa.
Cả Xặng và Dung đều cười to. Chợt có hai anh bộ đội đang đi ngược chiều. Người đi đầu  hỏi:
-  Có phải đoàn văn công không, đồng chí giao liên thân mến?
- Vâng! Đây chính là khách của các anh đấy.
Dung quay lại chỉ Xặng giới thiệu:
-Đây là đồng chí phụ trách đoàn văn công.
Đoàn quân dừng lại, Chú Yến Nghi thấy các đồng chí bộ đội đi ngược chiều liền chạy lên, Xặng thấy nhanh nhẹn giới thiệu chú Yến Nghi với hai đồng chí bộ đội:
- Báo cáo các anh, đây là đồng chí Yến Nghi trưởng đoàn của chúng tôi, Chúng tôi hành quân từ sáng sớm, xuất phát từ binh trạm của đồng chí Dung đây. .
Hai anh bộ đội bắt tay Yến Nghi và Xặng. Anh bộ đội đứng tuổi hơn nói:
-Ta vừa hành quân vừa trao đổi ta phải đi cho kịp đồng chi giao liên không đoạn đường này trống dễ lộ mục tiêu đấy.
Dung đã đi cách đoàn quân vài chục mét, anh bộ đội đứng tuổi phải rảo bước cho kịp Dung, Anh chiến sỹ trẻ lùi lại đi cùng Xặng. Trưởng đoàn Yến Nghi quay xuống cuối hàng quân để đôn đốc anh em đi cho kịp thời gian đến trạm giao liên tiếp theo.
Anh chiến sỹ trẻ người tầm tầm trông rất nhanh nhẹn, nhất là đôi mắt thì sắc lẹm. Xặng định bắt chuyện nhưng chưa kịp nói thì anh ta đã nói một hơi:
-Tôi tên là Khoai vì quê tôi lắm khoai, mẹ tôi ăn nhiều khoai nên khi đẻ tôi, bố tôi bảo đặt tên cho nó là thằng Khoai, vậy là cái tên Khoai ra đời. Tôi rất khoái  cái tên ấy, đồng chí Phó trưởng đoàn ạ. Quê tôi ở Hà Nam, được cái lắm nước, chưa mưa đã lụt, anh em trong đơn vị thường gọi tôi là dân cầu tõm. Còn đồng chí thủ trưởng đi với tôi lúc nãy tên là Diệm, Phan Đăng Diệm, Chủ nhiệm chính trị trung đoàn. Thủ trưởng thương lính lắm, tôi ở ban tác chiến trung đoàn nhưng được thủ trưởng quý nên cho đi theo đón văn công, chứ có phải ai cũng được đi đâu. Khoai nhìn Xặng:
-Thế đồng chí phó trưởng đoàn quê ở đâu?
- Em là Xặng. Bùi Thị Xặng, em là người dân tộc Mường, quê em ở xa lắm, cũng nhiều cây rừng như thế này này. Em học trường Nghệ thuật rồi về đoàn văn công tỉnh công tác và được đi chiến trường phục vụ nên hôm nay mới được gặp anh.
Hai người  vui câu chuyện, chân vẫn bước đều. đến lối  vào binh trạm,. Dung  đứng đợi ở ngay lối rẽ, còn thủ trưởng Diệm thì ngồi ở cái ghế bằng hai cây rừng ghép lại, trông thật binh thản. Xặng dẫn đoàn vào chỗ đất trống dưới gốc một cây to. Cả đoàn như lạ lẫm vì trông bên ngoài thì không ai bảo ở đây lại rộng mát, thênh thang thế này. mọi người cứ đeo nguyên ba lô đứng ngắm cây rừng, nghe tiếng lá xào xạc, thấy bâng khuâng khó tả. Một khung cảnh đẹp, những cây to, tán lá rộng rợp cả một vùng không nhìn thấy ánh mặt trời.  Thủ trưởng Diệm đứng dậy nói với Xặng:
- Đồng chí phó trưởng đoàn cho anh em bỏ ba lô xuống, rồi ngồi vào đây uống nước đã, vì sau khi tạm nghỉ leo vượt dốc chứ không ngủ lại đây. Mấy chú linh trẻ măng  mang ra một thùng bột trứng, và mấy cái ca chiến lợi phẩm của Mỹ. nhìn thấy mấy cô văn công cũng có phần rụt rè, bỏ thùng bột trứng và mấy cái ca rồi chậy luôn. Thủ trưởng Diệm mời khách rất  nhiệt tình:
- Các chiến sỹ Văn công của tôi  ơi! Đi một quãng đường dài mệt rồi, ăn bột trứng đi, uống nước đi rồi ta còn chuẩn bị leo dốc. Phải vượt con dốc này thì mới về tới chỉ huy sở của trung đoàn, các Thủ trưởng và cán bộ chiến sỹ trung đoàn đang chờ các đồng chí đấy. 
Xặng mới đến gần thủ trưởng Diệm cởi mở:
- Thủ trưởng Diệm quê ở đâu ạ?
- Dân cầu tõm mà.
Xặng vui hẳn lên:
-Thế ra thủ trưởng Diệm cùng quê với anh Khoai. Lúc nãy em nói chuyện với anh Khoai, anh ấy khoe nhà anh ấy chưa mưa đã lụt rồi, Thủ trưởng bao nhiêu tuổi rồi ạ?
- Trông mình già lắm phải không?
Thủ trưởng Diệm nhìn thấy hộp bột trứng vần còn nguyên liền đứng dậy nói to;
- Anh em đâu, ra pha bột trứng cho các đồng chí văn công ăn, rồi cón hành quân. Đồng chí phó đoàn ra cho anh em ăn đi. Xặng đứng dậy yêu cầu anh em ăn. Yến Nghi thấy thế liền nói như mệnh lệnh:
- Ăn đi chứ, anh em Thr trưởng mời rồi, ta cứ tự nhiên.
Quân ta mỗi người một ca bột trứng, tự đi tìm nước để pha rồi xì xụp ăn  ngon lành. Thủ trưởng Diệm nhìn anh em ăn mà vui, vì có ăn được như vậy thi vượt dốc mới đỡ mệt.
Ăn nghỉ một lúc, thủ trưởng Diệm đứng dậy và tuyên bố hành quân. Tất cả nhanh chóng ba lô lên đường. Thủ trưởng Diệm đi trước, nếu tính thời gian đi chỉ có hơn một tiếng là tới chỉ huy sở của Trung đoàn. Nhưng đi với các diễn viên văn công thì ít nhất cũng phải ba tiếng mới tới, nên phải đi nhanh không có là không kịp. Mà trời tối là hành quân sẽ khó khăn. Đi sau thủ trưởng Diệm là Xặng, còn Yến Nghi vẫn đi cuối cùng để thu dụng quân lính. Nhưng anh em đi tốt vì nghe nói cái đích phải đến sắp tới rồi, Đoàn quân đi ra khỏi con đường mòn có rừng già che khuất, đến một quãng đường trống không có cây rừng. Nhưng quả đồi thoai thoải toàn là cỏ tranh và những cụm hoa Mua Tím, những cánh hoa đang đung đưa theo gió, làm cho Xặng bồn chồn nhìn hoa. Thủ trưởng Diệm quay lại nói to:
- Đi nhanh lên, vì chỗ này đường trống, máy bay đich đến là không có chỗ ẩn lấp đâu.
Nói rồi thủ trưởng Diệm đi như chạy văn công cũng chạy theo. Đồi trống, không có cây rừng Mặt trời lộ ra trông rõ mồn một. Mọi người nhìn thấy mặt trời, như một điều lạ, vì đã lâu lắm toàn ở trong rừng già không nhìn thấy ánh sáng mặt trời ai cũng đều kêu to:
- Đẹp quá ông mặt trời ơi!
Thủ trưởng Diệm quay lại nhìn đoàn quân là các diễn viên văn công, ông cười  không nói gì, chân vẫn bước theo quán tính, Những luồng gió mạnh thổi từ trên đồi cao xuống  làm cho những chiếc mũ tai bèo đội đầu, và tấm vải dù nguỵ trang bay trong gió, bồng bềnh theo bước chân của những chiến sỹ văn công trông thật nên thơ.








 X.
     
Sau trận đánh áp sát đồn Tà Cơn ngày ấy, Pinh được biên chế về một đfại đội cối 82 tiểu đoàn 8 thuộc trung đoàn, Pinh phấn chấn vô cùng, vì thay đổi đơn vị là thay đổi không khí, những thao tác về vũ khí cũng khác đi nhiều. Nhưng đau đấu trong lòng Pinh, nỗi nhớ đồng đội cũ ngay trong những ngày ác liệt ở trận đánh áp sát đồn Tà Cơn. Có những đứa bạn thân, rất thân,  trong trận đánh ấy, đã vĩnh viễn không bao giờ quay lại để Pinh nhìn thấy mặt nó nữa, để rủ nó đi tắm, đi lấy cánh hoa Mua Tím cho vào quyển nhật ký của lính. Pinh lại nhớ bản Chiềng Lau, nhớ ngày đi thăm Xặng ở Mường MùnThung Đụn, lúc ngồi ở hòn đá trong thung có trăng, có gió, chứng giám giây phút tình cảm giữa Xặng và mình. Rồi,  ngày nhập ngũ làm anh lính tân binh, với cây đàn viôlôn bằng ống bương cũng làm mưa, làm gió trong những đêm văn nghệ của trung đoàn. Tư ngày lên đường hành quân vào chiến trường, đã qua bao nhiêu con đường, bao nhiêu khúc suối, vượt qua bao nhiêu bom đạn của giặc Mỹ. Từ quê hương đến chiến trường bom đạn. ở  Chiềng Lau có ai được như mình không?. Ngày mai vào trận không biết ta có làm nên chiến công gì. Khẩu cối 82 ly này, gắn bó với ta chưa lâu lắm, nhưng  ta thấy nó thân thiết với ta thế. Nó chỉ là một khẩu pháo bằng sắt nhưng nó cũng làm cho ta tự hào với đời lính chiến, với những năm tháng khó quên này,
Pinh đang đuổi theo dòng suy nghĩ, thì có tiếng đồng chí trực ban:
- Tất cả bộ đội đi ăn cơm!
Pinh chui vào hầm lấy bát, đi xuống bếp ăn cạnh suối. Con suối cạn kiệt nước, chỉ còn một khúc cạnh hòn đá to có nước, nhưng chỉ để cho anh nuôi nấu cơm, Bộ đội muốn tắm giặt phải đi  qua quả đồi trước mặt, tới một đoạn suối khác. Mấy chú lính đi lấy gạo  ngoài trạm, lúc về đi qua con suối, phát hiện có cá, ba anh chàng cởi hết quần áo treo vào cây rừng,  xuống be bờ tát cạn nước, bắt được mấy chú cá trê to mang về. Anh nuôi làm thật sạch, cho vào nồi  nấu canh lá chua, bộ đội có bữa cơm ngon. Pinh đứng dậy lên tiếng:
-Lần sau nếu ai phát hiện ra con suối nào có cá, về báo để Pinh này bắt gọn, không cho chú cá nào chạy thoát. Đây là nghề của Pinh.
Mọi người ăn cơm, bàn tán việc đi bắt cá suối thật rôm rả. Không khí  đang vui vẻ  thì Chính trị viên tiểu đoàn về. Tên ông là Long, Trần Vân Long, rất vui tính và thông cảm với lính. Ông đứng trên bờ suối thông báo cho các chiến sỹ biết:
- Sáng mai tiểu đoàn ta đón Văn công về biểu diễn,  yêu cầu bếp ăn của tiểu đoàn bộ cải thiện cho văn công một bữa ăn tươi. Có được không các đồng chí?
-  Nhất trí cao thủ trưởng ạ. Nhưng chỉ có món cá suối nấu canh lá chua thôi. Món canh đặc sản đấy cử cậu Pinh có tay nghề bắt cá giỏi đi bắt cá chi anh nuôi.
- Tốt. Nhớ phải làm ngay, không có cá suối  nghe thấy nó chạy mất là hỏng ăn đấy các tướng ạ.
Chính trị viên đi đến chỗ mấy cậu đang ăn, lấy trong túi ra bao thuốc lá Xalem.
-Tặng mấy cậu bao thuốc lá. Hình như các cậu có điều gì không vui hay sao mà không thấy mở máy?
Kiên đứng dậy báo cáo:
- Báo cáo thủ trưởng, đợi lâu quá, chưa được vào trận, thấy nó ngứa ngáy chân tay thế nào ấy thủ trưởng ạ.
Ông Long cười.
- Cứ chuẩn bị tốt về tinh thần vào. Ngày mai xem văn công xong là xuất kích, được chưa mấy ông tướng? Ta sẽ nói với bọn Mỹ bằng cối 82 ly cho thật giòn giã. Còn, mai xem văn công nếu tiết mục nào hay là yêu cầu phải hát lại. Mấy khi được xem văn công, hả?
Nói xong Chính trị viên đi thẳng về chỉ huy sở của tiểu đoàn.
Trong những căn hầm chữ A ở mấy quả đồi, lính ta đang nghêu ngao mấy câu hát không đầu không cuối của bài hát Dòng sông Ba Lòng, nghe sai nhạc nhưng vui. Đúng là lính.
Sáng nay bộ đội đã tập trung ở khu rừng của Tiểu đoàn bộ, các đại đội pháo 120l ở khu đồi thoai thoải, những cây rừng to, thưa mọc cách nhau chừng độ hai, ba mét. Những cái tán lá to của nó đã che khuất cả một vùng rộng. Kể từ ngày hành quân vào chiến trường, có lẽ chưa có buổi xem văn công, hoặc một buổi biểu diễn nào về nghệ thuật. Nên bộ đội rất khát khao, nhất là xem các nữ diễn viên. Có lẽ lời nói dịu dàng của người con gái quê hương, mà cánh lính trẻ như muốn gặp lại qua giọng hát ở cô diễn viên nào đó, cho đỡ nớ nhà, nhớ mối tình đầu nào đó chăng? Cái sự háo hức của cánh lính trẻ, khi tập trung tại đây, có biết bao tâm trạng, những tiếng nói rì rầm, bàn tán của bộ đội nghe lao xao như gió rừng. Vì đã ngồi vào hàng chỉnh tề, lâu quá mà chưa thấy văn công đến. Một chú lính trẻ đầu hàng quân hỏi:
- Văn công sắp đến chưa các thủ trưởng ơi?
- Đang đến rồi, cứ yên tâm đi.
Đồng chí trực ban nói vậy. Quả nhiên đoàn văn công đã  có mặt chiên sỹ dẫn đường cho đoàn đến nơi tập kết của. Tiểu đoàn 8, trong đó có đại đọi côi 82 của Pinh. Sự chuẩn bị cho đoàn biểu diễn thật đơn giản. Một chỗ đất bằng địa được bộ đội rẫy cỏ và san phẳng, để diễn viên múa khỏi ngã. Trưởng đoàn Yến Nghi  cho anh em căng lên phía sau khu đất phẳng ấy một cái võng, thay cho phông hậu của sân khấu. Tấm vải võng căng xong, tất cả diễn viên vào sau cái gọi là phông hậu để thay quần áo biểu diễn. Bộ đội ngồi theo kiểu vòng chữ U quây lấy sân khấu, ai cũng nhìn rõ diễn viên. Mọi việc xong,  chính trị viên tiểu đoàn ra trước sân khấu cất giọng trịnh trọng.
- Kính thưa các đồng chí chỉ huy tiểu đoàn, thưa các đồng chí cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 8 thân mến! Hôm nay, được sự quan tâm của trung đoàn, văn công về biểu diễn tại tiểu đoàn chúng ta trước khi chúng ta bước vào trận đánh quyết định. Tôi đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí văn công!
Tất cả vỗ tay hoan hô vang cả khu rừng. Đồng chí chính trị viên tiểu đoàn nói tiếp:
-Bây giờ tôi xin nhường lời cho các đồng chí văn công!
Xặng vận quân phục gọn gàng, bím tóc hai bên vai đi ra trong tiếng vỗ tay hoan hô rầm trời, tiếng bàn tán háo hức của đám lính trẻ. Xặng bắt đầu nói đầy tự tin, vì hôm nay là lần đầu tiên chương trình của đoàn được diễn cho bộ đội trong không khí chiến trường thật sự thế này:
- Kính thưa các đồng chí chỉ huy Tiểu đoàn, kính thưa các đồng chí cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 8 của trung đoàn 66, Đoàn Vinh Quang thân yêu của chúng tôi! Lời đầu tiên cho chúng tôi được thay mặt anh em toàn Đoàn văn công  và nhân dân các dân tộc tỉnh Mường gửi đến các đồng chí thủ trưởng và bộ đội đang có mặt ở đây cả các đồng chí không có mặt hôm nay vì bận công tác, lời chào Quyết Chiến, Quyết Thắng!
Bộ đội lại vỗ tay hoan hô vang động cả góc rừng. Mấy chú lính ngồi hàng trên ném lên chỗ Xặng  những bó hoa rừng còn tươi thơm. Một chú lính trẻ ôm bó hoa chạy lên sân khấu, tặng cho Xặng. Anh lính trẻ này muốn đến tận nơi nhìn cho rõ cô diễn viên giới thiệu mà lính ta ngồi dưới ai cũng khen xinhvà anh thốt lên sung sướng: Ôi, đúng là xinh thật, Mãi mới ổn định được trật tự để giới thiệu chương trình biểu diễn, Giờ thì im lặng quá, chỉ có tiếng lá rừng xào xạc, và tiếng rung động của con tim những người lính  ngồi dưới bóng cây  rừng già, ấm áp tình đồng đội. Người từ hậu phương đến là diễn viên,  người ở chiến trường xa quê là anh bộ đội. Ôi, họ đã khát khao, trông đợi bao ngày để có buổi biểu diễn hôm nay, để nghe, để nhìn thấy hậu phương, để  đón nhận những thanh âm ngọt ngào,  lâu lắm rồi họ  mới được nghe. Bộ đội nuốt từng lời ca, từng cái luyến láy. Xặng đại diện cho các diễn viên đang ngồi đợi ở đằng sau cánh võng, cái gọi là phông hậu của sân khấu. Đây tiết mục múa trống chiêng, theo tiếng nhạc diễn viên đi như bay ra sân khấu, bốn diễn viên hai nam, hai nữ, đạo cụ là bốn cái trống bồng, bốn cái chiêng đạo cụ làm bằng gỗ trông như thật, cứ chao đi chao lại nghiêng ngả, cười duyên theo tiếng nhạc tạo nên xúc cảm, bồng bềnh, lênh đênh trong lòng người lính.
Pinh ngồi  dưới hàng quân, lòng thắc thỏm bao nhiêu giả định. Xặng không xinh như diễn viên vừa ra sân khấu, Xặng không cao và thon thả như vậy. Và Xặng càng không thể nói lưu loát như người giới thiệu vừa xong. Tất cả, làm cho Pinh phân vân không tin vào sự phán đoán của mình.
Tiết mục tam ca nữ ra sân khấu với bài “Chúng em đi tải đạn”. Người giới thiệu nói:
- Phần biểu diễn có Bùi Thị Xặng, Hoàng Anh và Thanh Chiến.  Nghe giới thiệu xong, Pinh kêu lên rất to, làm cho các chiến sỹ ngồi bên cạnh giật mình.
 - “Đúng rồi. Đúng rồi! Đúng thật rồi! ” Nói xong, thấy ngượng  vì mình nói to quá, Pinh im lặng, giấu niềm vui vào trong lòng không chom ai biết. Pinh tự bảo mình  khi đoàn diễn xong thì bằng mọi cách phải gặp được Xặng. Không gặp được Xặng lỡ điều không may xảy ra thì ân hận cả đời. Rồi Xặng có cớ để trách mình….
Xặng lại ra giới thiệu tiết mục tấu nói “Nắm cơm trên hoả tuyến” do Xuân Hợi biểu diễn. Một lần nữa Pinh khẳng định: Người kia là Xặng rồi, không thể ai vào đây được. Người con gái ta đã từng thổ lộ tâm tình trên hòn đá, nơi thung Đụn ngày nào có sao trời, gió rừng chứng kiến. Trên sân khấu diễn,  xuân  Hợi dừng lại nhìn về xa xăm, giọng nói như lạc đi: “Các dồng chí ơi? Tôi mang thừa một nắm cơm, hay thiếu đi một đồng chí” Pinh  nghe mà lặng đi, người nổi da gà. Cả đoàn quân như xúc động, rừng cây lặng im, mọi vật như hoà vào trong nỗi xót xa. Chính trị viên tiểu đoàn, đã cúi đầu giấu đi niềm xúc động, qua tiết mục diễn ra trên sân khấu, Pinh muốn khóc mà cố kìm lại không cho tiếng khóc bật ra, Mấy chiến sỹ ngồi trên đầu hàng quân  nhớ ngày vào trận đánh đồn Tà Cơn. Hôm ấy anh nuôi đã thừa mấy nắm cơm, Mấy đồng đội đã ngã xuống vĩnh viễn không về nhận những nắm cơm của anh nuôi nữa. Vậy ra tiết mục nghệ thuật đã thấm thực tiễn, về tình người, tình đồng chí Chiến trường là vậy, mặt trận là vậy. sự sống chết, mất mát đau thương, tình đồng chí, đồng dội là ở đây. Chính nơi đây câu nói “Thừa một nắm cơm hay thiếu đi một người đồng chí” ra đời, câu nói ấy của các chiến sỹ đánh đồn Tà Cơn!
Buổi biểu diễn  xong, bộ đội ào lên sân khấu bắt tay hỏi quê, hỏi đồng hương, vui như gặp lại người thân. Pinh cố len vào chỗ Xặng đứng, rồi nhìn Xặng thật lâu. Cả hai ngỡ ngàng  không kìm được xúc động, mạnh dạn cầm tay nhau, thốt lên hai tiếng tìu mến “Anh!” “Em !”
- Tý nữa chúng mình gặp nhau có được không?
Pinh hỏi như  van vỉ. Xặng nói luôn:
- Em về chỗ ở xong, em ra suối Dốc Đá. Anh đợi em ở đấy nhé.
Đúng hẹn! Pinh  xin phép đại đội đi chơi,  ra suối Dốc Đá đứng ở bờ bên phả,i đợi Xặng. Con suối Dốc Đá là do bộ đội ta đặt tên, vì lối xuống suối rất dốc, lòng suối lại có nhiều hòn đá to, đẹp. Nước chảy đến chỗ hòn đá to bắn toé lên, tạo một âm thanh nghe lạ tai. Pinh đã đến đây lắng nghe rồi tưởng tượng ra bước chân của Xặng đi tới. Nhưng không phải. Chốc chốc Pinh lại nhìn sang bờ bên kia xem có thấy bóng Xặng không? Biết đâu Xặng về chỗ ở rồi, còn bao nhiêu việc chuẩn bị cho buổi chiều đi phục vụ bộ đội nữa. Pinh đâu biết Xặng cũng sốt ruột lắm, nên xong việc là Xặng đã chạy thật nhanh ra suối Dốc Đá ngay. Gần đến bờ suối Xặng đi chậm lại, để trấn tĩnh, và nhìn quanh những cụm hoa Mua Tím đang khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời. Xặng nhìn sang bên kia xem Pinh đã đến chưa? Liệu Pinh có cho rằng mình là văn công lãng mạn, không còn như ngày nào ở quê Mường nữa? Ơ chiến trường thế này, người lính cần tình cảm, có thể Pinh sẽ đối xử với mình mặn mà hơn chăng? Thắm thiết, âu yếm hơn cái hôm mình và anh ngối ở hòn đá trong thung Đụn chăng? Xặng vuốt lại mớ tóc trên trán, rồi  chầm chậm bước đi.  Hôm nay, sau khi hành quân về chỗ ở, Xặng mặc quần lụa đen, áo xuân hè bộ đội  trông thật nền nã, uyển chuyển. Cái phong cách cô bộ đội  có phần nhẹ nhõm hơn. Pinh từ bên kia bờ đã nhìn thấy Xặng nhưng vẫn còn ngờ ngợ không biết có phải không? Nhưng Pinh vẫn quyết định  lội qua suối. Lên tới bờ  nhìn thấy Xặng  đi gần tới Pinh chạy xô lại với  Xặng. Xặng cũng nhanh chạy lại với Pinh. Nhưng khi gần đến bên nhau thì cả hai cùng dừng lại. Họ lặng nhìn nhau, không ai nói với nhau điều gì, nước mắt cứ ròng ròng chảy. Xặng khe khẽ kêu lên:
-Anh Pinh!
- Em! Xặng ơi!
Họ ôm chầm lấy nhau. Thời gian như ngừng trôi. Cho đến khi một cơn gió thoảng qua làm cho hai người tỉnh lại. Pinh thầm thào hỏi:
-  Em vào đây bao giờ?
Xặng lau những giọt nước mắt còn sót lại trên má, nói với Pinh trong sự sung sướng, ngây ngất.
- Một tháng rồi anh Pinh ạ. Nhưng hôm nay là buổi biểu diễn đầu tiên của Đoàn em lại diễn cho đơn vị anh. Em không biết là anh ở đây để đi tìm. Tiếc quá! Nhưng thế này là được rồi.
Họ đi bên nhau dưới những bóng cây cao cổ thụ, chân nhẹ bước trên những đám lá khô, nghe lạo xạo dưới chân. Và họ đã đến hòn đá to ngay mép nước của bờ suối. Hòn đá ấy đã làm cho Pinh và Xặng đều nhớ đến hòn đá trong thung Đụn ngày nào. Xặng chủ động  kéo tay Pinh cùng ngồi. Cô cúi  xuống dòng nước trong, vớt nước lên tay lòng  phấn chấn . Xặng hỏi Pinh:
-Anh thấy nước suối có trong, mát không anh?
-Trong lắm, mát lắm em ạ!
- Các cụ người xuôi có câu “Nước trong ai chả muốn chao chân, người khôn ai chả muốn đến gần mà...” Nghe câu nói ấy, Pinh đăm đăm nhìn vào mắt Xặng rồi bất ngờ ôm gọn Xặng vào lòng cho thoã mãn những chờ đợi, mong nhớ bấy nay. Họ hôn nhau, ân ái nhau thật say đắm, y như cái đêm ở hòn đá phẳng lỳ trong thung Đụn. Họ đã ở bên nhau khá lâu  mà vẫn cảm thấy thời gian quá ngắn ngủi vẫn thầm óơc, giá như thời gian lùi lại, để được ở bên nhau nhiều hơn nữa không?  Nhưng rồi bất ngờ Pinh giật mình kêu lên..
- Thôi chết muộn giờ rồi, anh phải về đơn vị, Xặng ơ! Anh chỉ xin đi chơi có hai giờ đồng hồ thôi mà.
Cả hai người cùng vội vàng đứng dậy. Xặng chủ động nói với Pinh :
- Anh Pinh  mau  về đơn vị đi, nhanh lên anh kẻo…Pinh cứ dùng dằng, nhưng cuối cùng  họ vẫn chia tay nhau. Lội ra đến giữa dòng suối Anh quay lại, thấy Xặng vẫn đứng nhìn theo quyến luyến. Chờ cho Pinh lên bờ rồi  chạy vội, lúc ấy Xặng mới  lững thững về nơi đóng quân, Cả đoàn đang chờ Xặng về để đi biểu diễn buổi chiều cho đại đội thông tin của Tiểu Đoàn ở  một quả đồi xa kia. Trời lặng gió,  loáng thoáng có mấy chú lính trong tiểu đoàn đi lấy gạo về đang đi vội đến bờ suối Dốc Đá để nghỉ cho đỡ mệt.Tiếng suối chảy, tiếng chim kêu trưa hè. Khiến Xặng cùng thấy nhớ Pinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét